Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 20/03/2020 01:53 (GMT+7)

Hà Nội tiếp tục yêu cầu xử lý dứt điểm sai phạm tại dự án 8B Lê Trực

UBND TP Hà Nội vừa có kết luận yêu cầu UBND quận Ba Đình và các sở, ngành liên quan xử lý dứt điểm những sai phạm tại Dự án 8B Lê Trực.

UBND TP. Hà Nội vừa có thông báo về việc xử lý vi phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực. Theo đó, sau khi xem xét quá trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng của dự án đầu tư xây dựng công trình tại 8B Lê Trực, tập thể UBND thành phố thống nhất kết luận: công tác xử lý vi phạm công trình đã được Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, UBND thành phố có nhiều văn bản chỉ đạo, đưa việc xử lý vi phạm tại dự án vào danh mục Thành ủy theo dõi, đôn đốc thực hiện.

Các sở, ngành, UBND quận Ba Đình đã triển khai thực hiện nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn tìm cách trốn tránh, không hợp tác thực hiện nên vi phạm chưa được xử lý triệt để.

UBND thành phố yêu cầu UBND quận Ba Đình và các sở, ngành liên quan phải kiên quyết xử lý dứt điểm, đúng quy định của pháp luật đối với công trình, bộ phận công trình vi phạm, đảm bảo an toàn cho công trình và trong suốt quá trình thi công.

Thành phố giao UBND quận Ba Đình hoàn thành các nhiệm vụ như mời chủ đầu tư làm việc, yêu cầu hợp tác cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc đầu tư xây dựng công trình (bao gồm cả hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công công trình), ký biên bản làm việc; tiếp thu ý kiến của Sở Xây dựng tại cuộc họp để tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế lập phương án, thi công tháo dỡ bộ phận công trình vi phạm theo quy định.

“Trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ trên của UBND quận Ba Đình, Chủ tịch UBND thành phố sẽ tiếp tục mời chủ đầu tư để đối thoại, yêu cầu chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật và yêu cầu xử lý của cơ quan nhà nước”, thông báo nêu.

Liên quan đến sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực, nhiều năm qua cơ quan ban ngành các cấp của TP. Hà Nội đã đưa ra nhiều ý kiến, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện việc xử lý sai phạm.

Tuy nhiên, tiến độ phá dỡ luôn bị chậm so với yêu cầu của cơ quan chức năng. Ban đầu, UBND TP. Hà Nội đặt ra mục tiêu trong năm 2016 sẽ hoàn thành việc phá dỡ giai đoạn 1, năm 2019 sẽ hoàn thành việc xử lý sai phạm giai đoạn 2.

Tháng 6/2019, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong một lần tiếp xúc cử tri cho biết, có thể đập tận móng tòa nhà 8B Lê Trực để giữ kỷ cương. Bởi công trình này vi phạm ngay từ móng, vi phạm từ tầng hầm lấn ra cả vỉa hè.

"Để đảm bảo kỷ cương phép nước thì cả tòa nhà này cũng phải đập vì sai từ móng, còn chủ đầu tư rất cùn", ông Chung khẳng định.

Bên cạnh đó, TP. Hà Nội còn chuyển hồ sơ sai phạm của dự án sang công an điều tra từ năm 2018 nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Đáng nói, Thủ tướng đã 6 lần chỉ đạo TP. Hà Nội phải xử lý xong vi phạm trật tự xây dựng tại 8B Lê Trực, dù vậy, tiến độ xử lý vi phạm vẫn trì trệ, bế tắc.

Theo báo Thanh niên, ông Tạ Nam Chiến, Chủ tịch UBND quận Ba Đình khẳng định, chỉ khi xử lý xong phần sai phạm của tòa nhà 8B Lê Trực thì người dân mới có thể được nhận căn hộ. Tuy nhiên, ông Chiến cũng thừa nhận, dù rất tích cực nhưng đến nay vẫn bế tắc chưa tìm được đơn vị thiết kế phương án phá dỡ tầng 17 và tầng 18. Chưa kể, sau khi có thiết kế phương án phá dỡ còn phải tổ chức thẩm định, phê duyệt rồi tìm kiếm nhà thầu thi công, lập kế hoạch thi công phá dỡ rồi lại thẩm định kỹ trước khi cho triển khai… Thực hiện được các bước này, cần không ít thời gian nên chưa biết khi nào hoàn thành cưỡng chế vi phạm trật tự xây dựng tại 8B Lê Trực.

Ông Chiến cho rằng, kết cấu công trình 8B Lê Trực khá phức tạp nên yêu cầu cưỡng chế phá dỡ tầng 17 và tầng 18 nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho phần còn lại của công trình là không đơn giản, có thể vì vậy mà hiếm nhà thầu nào mặn mà với việc thiết kế, thi công phá dỡ 2 tầng trên cùng của 8B Lê Trực. Quận Ba Đình cũng tính đến việc thuê nhà thầu nước ngoài vào thiết kế phương án phá dỡ giai đoạn 2 tại tòa nhà 8B Lê Trực, đã được TP.Hà Nội đồng ý nhưng vẫn chưa biết khi nào tìm được.

P.V

Cùng chuyên mục

Đề xuất quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng bằng mã QR
Ngày 02/5 vừa qua, Bộ TN&MT bắt đầu tổ chức công khai lấy ý kiến của người dân và các bộ, ban, ngành, địa phương đối với dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính. Trong đó, có đề xuất về việc in mã QR trong GCNQSDĐ. Sau khi lấy ý kiến, Bộ TN&MT sẽ ban hành Thông tư và đưa vào triển khai thực hiện từ 01/01/2025.
Bộ TN&MT đã hoàn thành các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024
Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 01/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, Bộ này đã hoàn thành dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành.

Tin mới

Bão Mặt Trời mạnh nhất 20 năm tấn công Trái Đất
Bão Mặt Trời mạnh nhất hơn hai thập kỷ đã tấn công Trái Đất trong ngày 10/5, tạo ra những cảnh tượng ánh sáng cực quang ngoạn mục trên bầu trời, nhưng cũng mang đến nguy cơ làm gián đoạn các vệ tinh và lưới điện khi bão kéo dài đến cuối tuần.
Vĩnh Phúc: Doanh nghiệp “quen mặt' trúng loạt gói thầu tiền tỷ với tỉ lệ tiết kiệm gần bằng 0%
Tính chung, trong giai đoạn từ năm 2022 đến tháng 5/2024, Công ty Thanh Hà đã trúng 7 gói thầu tại UBND xã Thanh Vân, tổng giá trị trúng thầu hơn 49 tỷ đồng. Thế nhưng, tất cả gói thầu này đều được Công ty Thanh Hà trúng thầu sát giá, với tỉ lệ tiết kiệm cho ngân sách gần như bằng 0%.