Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 18/08/2023 14:51 (GMT+7)

Làm sao phân biệt sốt xuất huyết và tay chân miệng?

Số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu dừng, việc theo dõi và điều trị cho trẻ tại nhà của nhiều bậc phụ huynh vẫn còn khá loay hoay khi các triệu chứng của nó dễ bị nhầm với bệnh tay chân miệng.

tm-img-alt
Trẻ mắc sốt xuất huyết thường sốt cao và khó hạ nhiệt độ.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin, tính từ đầu năm đến đầu tháng 8/2023, Hà Nội đã ghi nhận 2.750 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 4,7 lần so với cùng kỳ năm 2022) tại 30/30 quận, huyện, thị xã và 408/579 xã, phường, thị trấn (chiếm 70,5%). Riêng 4 tuần gần đây, số ca mắc tăng nhanh. Trung bình mỗi tuần ghi nhận 481 trường hợp, tăng 4,3 lần so với trung bình 4 tuần trước đó. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, như: Thạch Thất đứng đầu với 483 ca, tiếp đến là Hoàng Mai (231 ca), Bắc Từ Liêm (219 ca), Thanh Trì (182 ca), Hà Đông (161 ca), Phú Xuyên (152 ca), Nam Từ Liêm (129 ca), Thường Tín (124 ca)...

Cho đến thời điểm hiện tại, sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu hay vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Việc phòng bệnh chủ yếu là loại bỏ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes aegypti và điều trị hỗ trợ tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng đều có triệu chứng ban đầu khá giống nhau như trẻ có sốt, nổi ban, quấy khóc, bỏ bú… Các chuyên gia đã đưa ra nhiều khuyến cáo để phụ huynh phân biệt rõ các triệu chứng, tránh nhầm lẫn hai loại bệnh này.

Theo đó, với bệnh tay chân miệng, ban đầu trẻ sẽ có các biểu hiện tương tự như mắc bệnh cảm cúm, sốt nhẹ hoặc cao, mệt mỏi, đau họng, kém ăn. Cha mẹ cần lưu ý khoảng ngày thứ hai, thứ ba sau sốt, trẻ thường có triệu chứng lở miệng, vết loét đường kính 2 - 3mm ở niêm mạc miệng, lợi và lưỡi, khiến trẻ bị đau, nên bỏ ăn… Nếu bệnh nhi mắc tay chân miệng có vết loét, nổi hồng ban mụn nước, nhưng chỉ có sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), vẫn tỉnh táo thường được chỉ định điều trị ngoại trú.

Còn với sốt xuất huyết, ở giai đoạn đầu, trẻ thường bị sốt cao đột ngột, liên tục. Trẻ bứt rứt, quấy khóc, than đau đầu… sau đó trẻ trở nặng nhanh. Đặc biệt giai đoạn từ 3-5 ngày sau khi mắc bệnh, trẻ lừ đừ, không chạy chơi, nôn ói, tiểu ít, tay chân lạnh… Một số trẻ vào giai đoạn nặng sẽ bị chảy máu răng, xuất huyết dưới da, đi cầu phân đen… phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Nếu không thể xác định được bệnh ở trẻ, khi trẻ sốt đến ngày thứ hai, thứ ba, sốt cao không hạ, hãy đưa trẻ đến bệnh viện khám, làm các xét nghiệm để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc, theo dõi bệnh của trẻ đúng cách.

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ bệnh bạch hầu
Chiều 8/7, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.
Nghệ An thông tin về trường hợp tử vong vì bệnh bạch hầu
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An (CDC Nghệ An) thông tin, trường hợp bệnh nhân trú tại xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn tử vong do bệnh Bạch hầu, xác định có 199 người tiếp xúc, điều tra dịch tễ đây là ổ bạch hầu ngày thứ 10 và 1 người đã tử vong.

Tin mới

Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Đây là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có một trường hợp từ Thái Nguyên và bốn trường hợp từ Thường Tín, Hà Nội cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.