Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 09/02/2023 15:06 (GMT+7)

Loại hạt cực quen với người Việt, giúp hạ mỡ máu hiệu quả

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng hạt đậu nành có thể hỗ trợ giảm cholesterol trong máu hiệu quả.

Nếu bạn muốn giảm mức cholesterol, đậu nành có thể là một trong những thực phẩm có thể giúp ích cho bạn. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng thêm đậu nành vào chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm cholesterol. Thậm chí một nghiên cứu mới đây còn phát hiện ra rằng đậu nành có hiệu quả trong việc giúp kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể tương tự như các loại thuốc hạ cholesterol.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét 19 loại đậu nành khác nhau với hàm lượng glycinin và B-conglycinin khác nhau. Các hạt đậu nành được xay và loại bỏ chất béo. Sau đó các nhà tách riêng từng loại đậu nành và thực hiện thí nghiệm mô phỏng nhằm bắt chước quá trình tiêu hóa và sử dụng các tế bào mỡ. Kết quả, các nhà khoa học phát hiện ra rằng hai loại protein trong đậu nành là glycinin và B-conglycinin có khả năng giúp giảm cholesterol. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo lường mức độ hấp thụ cholesterol “xấu” LDL của từng loại đậu nành khác nhau.

Loại hạt cực quen với người Việt, giúp hạ mỡ máu hiệu quả - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tác giả của nghiên cứu, GS. TS Elvira de Meji, giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học Illinois Urbana-Champaign cho biết: "Chúng tôi đã thống kê một số thông số liên quan đến việc chuyển hóa cholesterol và lipid, cũng như một vài thông số khác bao gồm protein và enzyme - những yếu tố có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình chuyển hóa lipid".

Tiến sĩ Meji cho biết: “Khi cơ thể hấp thụ các peptide có trong đậu nành, quá trình này có thể giúp làm giảm sự tích tụ lipid từ 50% đến 70%. Điều này thật sự quan trọng đối với những người có hàm lượng cholesterol trong máu cao.

Theo các nhà nghiên cứu, kết quả tổng thể cho thấy việc tiêu thụ đậu nành có thể giúp điều chỉnh lượng cholesterol trong cơ thể và giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch".

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng chỉ ra rằng sử dụng đậu nành tươi sẽ có tác dụng làm giảm LDL tốt hơn so với các sản phẩm được chế biến từ đậu nành.

Tóm lại, đậu nành là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu protein, chất xơ, isoflavone, chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có lợi cho tim mạch. Vi đậu nành chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol, do đó hãy thêm đậu nành vào thực đơn ăn uống hàng ngày để hỗ trợ sức khỏe tim mạch".

Loại hạt cực quen với người Việt, giúp hạ mỡ máu hiệu quả - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Một số lợi ích sức khỏe khác của đậu nành

Giảm các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ

Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ thường dẫn tới các các triệu chứng khó chịu - chẳng hạn như đổ mồ hôi, bốc hỏa và thay đổi tâm trạng - do giảm nồng độ estrogen. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng isoflavone trong đậu nành có thể làm giảm các triệu chứng này.

Giảm nguy cơ loãng xương

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm, tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi. Tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành có thể làm giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh do trong đậu nành có chứa isoflavone.

Cùng chuyên mục

Top 10 thực phẩm giàu canxi
Canxi là yếu tố then chốt giúp xương phát triển mạnh mẽ và duy trì sức khỏe của trẻ nhỏ, với một chế độ ăn cân đối, bạn có thể đảm bảo cung cấp đủ canxi cho trẻ, từ đó giúp bé có xương khỏe mạnh.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...