Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 31/03/2021 04:14 (GMT+7)

Số lần khám chữa bệnh BHYT trong một tháng có bị giới hạn không?

Với việc tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), người dân sẽ được thanh toán một phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh. Vậy, người bệnh có bị giới hạn số lần khám chữa bệnh BHYT trong tháng không? Bạn đọc T.M.P hỏi.

Theo Luật BHYT năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, với việc tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), người dân sẽ được thanh toán một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh (KCB).

Luật sư Hà Thị Khuyên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.

Theo đó, người dân sẽ không bị hạn chế số lần KCB bằng BHYT trong một tháng:

Cụ thể, tại khoản 3 Điều 2 Luật BHYT năm 2008 đã giải thích về Quỹ BHYT như sau: “3. Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế”.

Từ quy định trên, người dân tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh bằng BHYT sẽ được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng tương ứng với đối tượng mà mình tham gia.

Ở thời điểm hiện tại, Luật BHYT năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 cùng các văn bản hướng dẫn đều “không quy định về việc một tháng người tham gia BHYT bị hạn chế số lần khám chữa bệnh”.

Vì vậy, số lần khám chữa bệnh bằng BHYT sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, loại bệnh lý mà người bệnh mắc phải, chỉ định tái khám của bác sĩ… Người tham gia BHYT chỉ cần thực hiện đúng các trình tự, thủ tục về khám chữa bệnh bằng BHYT, thì sẽ được Quỹ BHYT chi trả theo quy định với các mức theo hình thức khá chữa bệnh “đúng tuyến” hoặc “trái tuyến”.

Ngoài ra, người dân có thể Khám 02 lần trong cùng một ngày mà vẫn được thanh toán bằng BHYT.

Cụ thể, căn cư theo Khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Thông tư 39/2018/TT-BYT đã nêu rõ:

3. Trong cùng một lần đến khám bệnh tại cùng một cơ sở y tế (có thể trong cùng một ngày hoặc do điều kiện khách quan hoặc yêu cầu chuyên môn nên chưa hoàn thành được quá trình khám bệnh trong ngày đầu tiên, phải tiếp tục khám trong ngày tiếp theo), người bệnh sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa khác thì từ lần khám thứ 02 trở đi chỉ tính 30% mức giá của 01 lần khám bệnh và mức thanh toán tối đa chi phí khám bệnh của người đó không quá 02 lần mức giá của 01 lần khám bệnh.

4. Người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở y tế, đã được khám bệnh, cấp thuốc về điều trị nhưng sau đó có biểu hiện bất thường, đến cơ sở y tế đó để khám lại ngay trong ngày hôm đó và được tiếp tục thăm khám thì lần khám này được coi như là lần khám thứ 02 trở đi trong một ngày. Việc thanh toán thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Tuy nhiên, mức thanh toán chi phí từ lần khám thứ 02 trở đi, sẽ chỉ được tính 30% mức giá của 01 lần khám bệnh và mức thanh toán tối đa chi phí khám bệnh của người đó không quá 02 lần mức giá của 01 lần khám bệnh. 

Cùng chuyên mục

Thẻ Căn cước có thể thay thế hộ chiếu khi xuất cảnh hay không?
Việt Nam và những nước nào có ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân hai nước được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau không, pháp luật hiện nay quy định thế nào về vấn đề này?
06 trường hợp thu hồi Giấy phép lái xe từ ngày 01/6/2024
Ngày 31/3/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái.
Trường hợp không kháng cáo vẫn được giảm án
Pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, hành chính đều quy định việc xét xử được diễn ra với hai cấp xét xử, bao gồm sơ thẩm và phúc thẩm. Vậy, trong quá trình xét xử phúc thẩm nếu bị cáo không kháng cáo và bị cáo đó cũng không bị kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo đó không? Hay chỉ xem xét đến những bị cáo có kháng cáo, kháng nghị?
Công dân bị tạm hoãn xuất cảnh khi nào?
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Tuy nhiên, quyền xuất cảnh ra nước ngoài của công dân cũng bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định.

Tin mới