Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 12/11/2020 04:06 (GMT+7)

Thái Bình: 'Khóc ròng' kết quả kiểm tra trại lợn bức tử môi trường

Mặc dù UBND huyện Hưng Hà (Thái Bình) huy động cả bộ máy công quyền vào cuộc kiểm tra 1 trại lợn bị tố gây ô nhiễm môi trường, nhưng kết quả kiểm tra của cơ quan này lại khiến người dân thất vọng.

Trước đó, ngày 14/10/2020, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đăng tải bài viết “Hưng Hà – Thái Bình: Trang trại nuôi lợn “bức tử” môi trường?”, phản ánh việc: Hơn nửa thập kỷ qua, hàng trăm hộ dân xã Minh Khai, (huyện Hưng Hà, Thái Bình) bức xúc, kêu cứu vì luôn phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường từ trang trại nuôi lợn Đức Minh.

Đến ngày 16/10/2020, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình (TN&MT) ban hành Văn bản số 2719/STNMT-CCBVMT về việc giải quyết ô nhiễm môi trường theo nội dung phản ánh bài viết trên.

Toàn cảnh Trang trại trồng cây và chăn nuôi tổng hợp của hộ gia đình ông Phạm Tiến Văn (hay còn gọi là Trại lợn Đức Minh).

Kết quả kiểm tra gây thất vọng…

Thực hiện văn bản nêu trên của Sở TN&MT Thái Bình, UBND huyện Hưng Hà đã chỉ đạo các phòng, ngành và UBND xã Minh Khai kiểm tra hồ sơ, thủ tục hành chính và hiện trạng Trang trại trồng cây và chăn nuôi tổng hợp (hay còn gọi là Trại lợn Đức Minh) của hộ gia đình ông Phạm Tiến Văn tại thôn Tuy Lai, xã Minh Khai.

Ngày 4/11/2020, UBND huyện Hưng Hà ban hành Báo cáo số 218/BC-UBND về kết quả kiểm tra, xác minh việc xả thải của Trang trại chăn nuôi tại xã Minh Khai. Kết quả kiểm tra thể hiện:

Trang trại này được UBND huyện Hưng Hà chấp thuận đầu tư dự án với quy mô: 60 tấn gà, 400 đầu gia súc, 40 tấn cá và 50 tấn cam, với diện tích: 50.000m2. Trang trại đi vào hoạt động: tháng 1/2016.

Về thủ tục đất đai, môi trường và xây dựng: Trang trại của ông Phạm Tiến Văn được UBND huyện Hưng Hà cho thuê đất tại Quyết định 7368/QĐ-UBND ngày 13/11/2015 với diện tích 48.635 m2. Về nghĩa vụ tài chính ông Văn đã nộp đầy đủ theo quy định. Trang trại được UBND huyện Hưng Hà cấp xác nhận Cam kết bảo vệ môi trường số 40/UBND-TNMT ngày 27/3/2015.

Báo cáo số 218/BC-UBND của UBND huyện Hưng Hà bị người dân phản tỏ rõ sự không đồng tình khi cho rằng kết luận kiểm tra chưa thực sự khách quan, có dấu hiệu “tiếp tay” cho sai phạm đối với chủ Trang trại.

Đáng chú ý, theo kết quả kiểm tra hiện trạng tại thời điểm kiểm tra Trang trại chưa thực hiện quan trắc môi trường định kỳ theo quy định.

Trang trại có 01 đường ống xả thải ra sông Tiên Hưng, tại thời điểm kiểm tra không thấy có nước xả thải ra, theo như lời ông Văn báo cáo nước thải xả ra sông chủ yếu là nước rửa chuồng sau khi xuất bán lợn…

Sau khi nhận được báo cáo trên chúng tôi thật sự bất ngờ về kết quả kiểm tra này. Bởi theo kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng huyện Hưng Hà, đã không phát hiện việc gây ô nhiễm môi trường từ trang trại này như nhân dân và báo chí phản ánh (?!)

Thế nhưng, cần phải nhắc lại rằng, UBND huyện Hưng Hà thực hiện việc kiểm tra, xác minh sự việc theo nội dung thông tin Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử phản ánh. Vì vậy, việc chính quyền huyện Hưng Hà chỉ đưa ra kết luận về nội dung như: “…tại thời điểm kiểm tra không thấy có nước xả thải ra”, và dẫn lời ông Phạm Tiến Văn, chủ trang trại để kết luận về nguồn nước xả thải: “…nước thải xả ra sông chủ yếu là nước rửa chuồng sau khi xuất bán lợn”, là chưa thực sự khách quan và đầy đủ nội dung phản ánh.

Bởi lẽ, ngoài việc phản ánh trang trại xả thải trực tiếp ra sông Tiên Hưng, người dân còn “tố” mùi hôi thối nồng nặc phát tán từ trại lợn khiến họ không thể chịu nổi, làm cho nhà nhà phải “cửa đóng then cài”, thậm chí người dân phải đeo khẩu trang khi đi ngủ. Nhưng không hiểu nguyên nhân vì sao, nội dung quan trọng này lại không được nhắc tới trong bản báo cáo của UBND huyện Hưng Hà. Có lẽ nào đoàn kiểm tra lại “quên” xác minh, hay tại thời điểm kiểm tra thì trang trại này không “bốc mùi”?

Đánh giá về nội dung báo cáo trên, trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, ông Nguyễn Văn N., người sống gần trại lợn cho biết: “Người dân chúng tôi rất băn khoăn về kết quả kiểm tra của lực lượng chức năng huyện Hưng Hà, đối với trại lợn của ông Văn. Nội dung kết luận chưa khách quan, còn chung chung, thiếu trách nhiệm”.

Ông Nguyễn Văn N. viện dẫn: “Lẽ ra, khi đã xác định trại lợn có 01 ống cống xả thải ra sông Tiên Hưng, thì phải lấy mẫu nước tại khu vực xả thải này để kiểm tra, từ đó mới có cơ sở kết luận nguồn nước ở đây có bị ô nhiễm và có đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hay không. Việc đoàn kiểm tra chỉ kết luận tại thời kiểm tra không thấy có nước xả thải ra, là làm chưa hết trách nhiệm. Kết luận như vậy là vội vàng”.

Dấu hiệu dung túng cho sai phạm

Tiếp đó, từ kết quả kiểm tra trên UBND huyện Hưng Hà đưa ra giải pháp trong thời gian tới đối với chủ trang trại: Yêu cầu ông Phạm Tiến Văn trong thời gian tới cần tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường tại trang trại như, kiểm tra lại hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi, hầm bioga; Tăng cường vệ sinh trang trại, thường xuyên phun chế phẩm sinh học để khử mùi; Tăng cường trồng cây xanh xung quanh trang trại; Nghiêm túc chấp hành việc xử lý chất thải chăn nuôi theo đúng như cam kết trong bản Kế hoạch bảo vệ môi trường được cấp thẩm quyền phê duyệt, và các quy định hiện hành về môi trường.

Về phía chủ trang trại, ông Phạm Tiến Văn cam kết: Sẽ tăng cường công tác xử lý chất thải, không xả chất thải chưa qua qua xử lý ra ngoài môi trường, thường xuyên vệ sinh chuồng trạị, phun thuốc khử trùng đảm bảo không làm phát sinh mùi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Qua nghiên cứu nội dung này, chúng tôi thấy rõ dấu hiệu của việc “bao che” cho sai phạm của chính quyền huyện Hưng Hà đối với chủ trang trại. Cụ thể:

Theo kết quả kiểm tra: “Tại thời điểm kiểm tra trang trại chưa thực hiện quan trắc môi trường định kỳ theo quy định”. Mặc dù khẳng định rõ vi phạm của trang trại là vậy, nhưng khi đưa ra giải pháp thì UBND huyện Hưng Hà lại không hề đề cập, hay yêu cầu chủ trang trại phải nghiêm túc thực hiện việc quan trắc định kỳ theo quy định (?!).

Và tất nhiên, việc xử lý vi phạm hành chính với lỗi “chưa thực hiện quan trắc môi trường định kỳ theo quy định” của chủ trang trại vì thế mà bị “bỏ quên”.

Điều này vi phạm nghiêm trọng khoản 7, điều 12, Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về xử phạt doanh nghiệp không thực hiện quan trắc môi trường định kỳ. Cụ thể, hành vi vi phạm quy định về thực hiện giám sát môi trường (quan trắc môi trường) bao gồm: quan trắc tự động liên tục với nước thải và khí thải; quan trắc môi trường xung quanh; giám sát chất thải định kỳ và các hành vi vi phạm khác về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ và sản xuất.

Với nội dung báo cáo kết qủa kiểm tra sự việc trên của UBND huyện Hưng Hà, chưa đáp ứng được sự mong mỏi, kỳ vọng của người dân địa phương, cũng như dư luận xã hội. Để tránh đơn thư vượt cấp, kéo dài và đặc biệt để trả lại môi trường sống trong lành cho người dân nơi đây, rất cần sự quan tâm vào cuộc của lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh kiểm tra, xác minh làm rõ những “vấn đề” về môi trường tại trại lợn của ông Phạm Tiến Văn.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin sự việc./.

Cùng chuyên mục

Nhiều chính sách mới về giáo dục, ngân hàng bắt đầu có hiệu lực
Từ hôm nay (ngày 20/11/2024), hàng loạt chính sách mới trong lĩnh vực giáo dục, ngân hàng sẽ chính thức có hiệu lực thi hành như: Quy định mới về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; siết chặt quản lý liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài; quy định mới về mức lãi suất; quy định mới về các hình thức tiền gửi rút trước hạn;...
Quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội theo Luật mới
Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được nhận các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, thuận tiện; hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng...
Các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán
Phong tỏa tài khoản thanh toán không chỉ nhằm đảm bảo an toàn tài chính mà còn là công cụ để xử lý các vấn đề pháp lý hiệu quả. Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định rõ các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...