Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 23/05/2023 07:54 (GMT+7)

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như thế nào?

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, thì hòa giải UBND xã là bắt buộc. Nếu Ông/Bà đã nộp đơn hòa giải lên UBND xã mà không hòa giải được, thì Ông/Bà có thể tiếp tục nộp đơn lên UBND cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân nơi có đất đó để được giải quyết.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn internet.

Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

1. Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Nếu Ông/Bà chọn hình thức giải quyết tranh chấp thông qua UBND thì Ông/Bà sẽ viết Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai và gửi lên UBND huyện nơi có đất để được giải quyết.

Ông/Bà có đủ điều kiện để đứng tên trong đơn hay không:

Trong trường hợp trên cần phải xem xét xem nếu Ông/Bà có quyền và lợi ích gì trong tranh chấp trên, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì chỉ có người có quyền và lợi ích bị xâm phạm. Do đó căn cứ theo giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thì đất đó là đất của bố mẹ Ông/Bà hay là đất của hộ gia đình Ông/Bà. Nếu trong giấy chuyển nhượng đó do bố mẹ Ông/Bà chuyển nhượng thì bố mẹ Ông/Bà mới có quyền kiện. Nhưng bạn cũng có thể thay mặt bố mẹ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nếu bố mẹ Ông/Bà có Giấy ủy quyền cho Ông/Bà đứng ra để giải quyết tranh chấp trên.

Cùng chuyên mục

Sai sót trong kỳ thi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Theo Luật sư, đối với những sai phạm trong kỳ thi vào lớp 10 tại tỉnh Thái Bình, nếu là lỗi cố ý thì cần truy cứu trách nhiệm hình sự với người vi phạm, nếu chỉ là lỗi vô ý thì tiến hành xử lý kỷ luật để kịp thời khắc phục, sửa chữa, tránh những sai phạm tương tự có thể xảy ra.

Tin mới

Đề nghị truy tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho quân nhân hy sinh khi làm nhiệm vụ phòng, chống bão số 3
Ngày 8/9, Ban Thanh niên Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) có Tờ trình đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đoàn truy tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho Đại úy Nguyễn Đình Khiêm (sinh năm 1997), Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 513, Quân khu 3, Bộ Quốc phòng.