Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 10/10/2022 11:30 (GMT+7)

Tiền Giang: Tăng Hòa từng bước đi lên xã nông thôn mới nâng cao

Từ nay đến cuối năm, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, dự kiến sẽ có 2 địa phương được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đó là xã Tăng Hòa và xã Tân Thành.

Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở, ngành tỉnh; cùng với sự tập trung cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân nên Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện có nhiều khởi sắc. Tính đến nay, huyện Gò Công Đông đã có 3/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là Tân Đông, Bình Nghị và Tân Tây.

Theo lộ trình xây dựng huyện Gò Công Đông đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao đến năm 2025, xã Tăng Hòa đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2022, đã đạt 13/19 tiêu chí (61/75 chỉ tiêu), phấn đấu đến cuối năm hoàn thành các tiêu chí còn lại để được công nhận xã nông thôn mới nâng cao…

Xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông là địa bàn trọng điểm của tỉnh Gò Công trong giai đoạn chiến tranh và được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 22/8/1998.

tang-hoa-1-1665375931.png
Một góc nhỏ vùng nông thôn xanh ở xã Tăng Hòa chụp từ trên cao.

Bên cạnh đó, Tăng Hòa đã trở thành một trong những địa phương điển hình ở vùng ngọt hóa Gò Công (Tiền Giang) trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất, bởi vì xã Tăng Hòa là nơi chịu ảnh hưởng của nước mặn từ biển Gò Công nên đất bị nhiễm mặn nghiêm trọng.

Nhờ chủ trương của Đảng và chính quyền các cấp, chương trình ngọt hóa vùng Gò Công đã được thực hiện, đáp ứng được niềm mong mỏi, ước mơ của người dân ở xã Tăng Hòa nói riêng và khu vực các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang nói chung. Hệ thống đê ngăn mặn cùng chương trình dẫn nước ngọt từ các huyện phía Tây về được hoàn thành đã ngăn chặn được sự tấn công của nước mặn.

tang-hoa-2-1665376020.JPG
Chính quyền và các nhà hảo tâm tổ chức vui đón trung thu cho các em học sinh nghèo ở ấp Bà Lẫy 1, xã Tăng Hòa.

Theo báo cáo của UBND xã Tăng Hòa, kinh tế nông nghiệp của xã có cây lúa và rau màu là chủ lực. Hệ thống đê ngăn mặn và ô đê bao nội bộ đã ngăn chặn được sự tấn công của nước mặn, giúp cây lúa đứng vững từ một vụ bấp bênh lên hai vụ. 979 ha sản xuất lúa được người dân sản xuất 3 vụ ăn chắc với năng suất từ 7-8 tấn/ha. Với giá lúa được mua từ 6.500-7.000 đồng/kg, năng suất trung bình 7-8 tấn/ha, nông dân có lãi từ 10-20 triệu đồng/ha,…

Tình hình dịch Covid-19, bệnh trên cây trồng, vật nuôi, giá một số mặt hàng thiết yếu, nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việc lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của xã. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đã huy động hơn 207 tỷ đồng; trong đó nhân dân đóng góp trên 79 tỷ đồng. Đời sống người dân của xã được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 45,89 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,5%; giao thông nông thôn được nhựa hóa đạt 100%...

Ông Võ Hồng Quân- Bí thư Đảng ủy xã Tăng Hòa cho biết: “Do ảnh hưởng dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên tiến độ triển khai thực hiện các hạng mục công trình nông thôn mới nâng cao bị chậm tiến độ. Qua rà soát, xã đã hoàn thành 13/19 tiêu chí, các tiêu chí còn lại sẽ được cả hệ thống chính trị xã Tăng Hòa tập trung đầu tư và dồn sức thực hiện quyết liệt trong thời gian tới để về đích nông thôn mới nâng cao theo đúng tiến độ. Hiện nay, cả hệ thống chính trị từ xã đến ấp đang nỗ lực cao nhất để hoàn thành từng hạng mục, công việc theo kế hoạch đề ra…”.

tang-hoa-3-1665375931.png
Nhiều tuyến đường liên ấp ở xã Tăng Hòa đã được chỉnh trang.

Lời nói của ông Võ Hồng Quân cũng đã thay lời kết cho bài viết này. Xin chúc mừng những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tăng Hòa đã gặt hái được thời gian qua, sớm hoàn thành đủ 19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao theo hướng bền vững, đời sống người dân được nâng cao.

Cùng chuyên mục

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...