Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 23/12/2020 00:28 (GMT+7)

Trời lạnh nên tránh mắc phải 6 thói quen dễ gây đột quỵ, đặc biệt là điều số 3

Những ca mắc đột quỵ trong vài ngày gần đây đang tăng lên rất nhanh, và nếu thường làm những việc sau thì bạn nên sửa ngay từ bây giờ.

Có thể thấy, trong những ngày gần đây, ở nước ta liên tiếp xuất hiện những ca mắc đột quỵ mới. Do thời tiết ngoài miền Bắc đợt này rét đậm, rét hại hơn nên chỉ cần chủ quan với sức khỏe một chút là chính bạn cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này.

Đặc biệt, đối với những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp hay mỡ máu thì nguy cơ mắc đột quỵ còn cao hơn những người bình thường. Thêm nữa, người Việt cũng thường khá chủ quan trong việc phòng chống bệnh.

Nếu còn tiếp diễn những thói quen dễ gây đột quỵ dưới đây trong tiết trời lạnh thì cần sửa ngay càng sớm càng tốt.

1. Ngồi bật dậy khi vừa tỉnh giấc vào sáng sớm

Rất nhiều trường hợp tử vong do đột quỵ gây ra thường được phát hiện ở thời điểm sáng sớm. Nguyên nhân là do họ ngồi bật dậy vào sáng sớm nên làm huyết áp tăng cao đột ngột. Huyết áp trong một ngày của chúng ta luôn có sự dao động, nhưng lúc vừa ngủ dậy được xem là thời kỳ đáng lo ngại nhất.

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng, khi vừa ngủ dậy, bạn nên nằm trên giường thêm 1 - 2 phút nữa. Sau đó, hãy từ từ ngồi dậy và giữ tư thế ngồi tại mép giường thêm 2 phút nữa. Cuối cùng, bạn từ từ đặt chân xuống nền nhà và vẫn đứng yên trong 2 phút nữa rồi mới bắt đầu thực hiện các việc khác.

2. Vận động mạnh vào buổi sáng

Thói quen vận động và tập luyện vào buổi sáng sau khi thức dậy rất tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn cần lưu ý là trong những ngày trời rét đậm thì sáng sớm chính là khoảng thời gian "tử thần" vì nhiệt độ ngoài trời có thể hạ thấp dưới 10 độ. Lúc này, nên tập luyện ở cường độ vừa phải chứ không nên tập quá mạnh mẽ.

Để đạt hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe, bạn nên lựa chọn những bài tập như đi bộ, ngồi thiền... và nên đẩy giờ tập xuống muộn hơn để cân bằng nhiệt độ ngoài trời, tránh làm cơ thể nhiễm lạnh.

3. Tắm đêm

Tình trạng đột quỵ, đột tử do tắm vào ban đêm cũng ngày càng xảy ra ở nhiều người trẻ. Nguyên nhân là vì người trẻ thường chủ quan coi thường nên đi tắm đêm không bật bình nóng lạnh. Việc tắm nước lạnh về đêm vô cùng có hại nên bạn cần tránh tiếp diễn thói quen xấu này.

4. Uống rượu vào buổi tối

Cuối năm là thời điểm tụ họp, tất niên diễn ra liên miên. Nhưng nếu tối nào cũng uống rượu trong ngày giá lạnh thì các mạch máu sẽ giãn ra đột ngột, gây tăng huyết áp, dễ dẫn đến tai biến, đột quỵ và thậm chí còn làm tăng nguy cơ tử vong cao.

Vậy nên, hãy từ bỏ thói quen uống rượu trong tiết trời giá lạnh để tránh gặp phải những cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ không báo trước.

5. Ăn mặc phong phanh

Dù trời lạnh nhưng nhiều người vẫn muốn mặc đẹp nên thường hạn chế khoác lên người những chiếc áo to sụ, che dáng. Thay vào đó, họ lại chỉ chọn những chiếc áo mỏng để vẫn tôn lên đường cong trong mùa đông. Tuy nhiên, kiểu ăn mặc phong phanh này có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, từ đó dẫn tới các vấn đề như đau tức ngực, tăng huyết áp, lạnh chân tay... và khả năng cao sẽ xảy ra các cơn đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Do đó, khi ra đường trời lạnh thì cần chú ý mặc thật ấm, che kín các bộ phận như tai, cổ, bụng và bàn chân, đồng thời đeo thêm găng tay khi đi xe nữa nhé!

6. Thức khuya thường xuyên

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên thức khuya, ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 4 - 5 lần so với những người ngủ đủ 8 tiếng. Bên cạnh đó, thói quen thức khuya còn dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, rối loạn tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình lão hóa... Vậy nên, hãy cố gắng đi ngủ trước 11 giờ hàng ngày.

Nguồn: Sohu, Healthline, Steemit; Ảnh: Internet

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Bộ Y tế tiếp tục cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành hơn 1.000 loại thuốc
Cục Quản lý Dược vừa có quyết định ban hành danh mục 881 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, bao gồm 595 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm và 285 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 3 năm.
Các mức độ men gan tăng cao cần biết
Men gan tăng cao thường là dấu hiệu của tổn thương tế bào gan, có thể xảy ra với nhiều bệnh lí có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Vậy các mức độ men gan tăng nguy hiểm như thế nào?...

Tin mới