Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 16/08/2021 15:35 (GMT+7)

Vaccine Pfizer, Sinofarm hay Sputnik V hiệu quả ra sao trước biến thể Delta?

Mỗi loại vaccine như Pfizer, Sinofarm hay Sputnik V lại cho hiệu quả khác nhau trước Delta - biến chủng nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.

Các chuyên gia dịch tễ học trên thế giới cảnh báo về sự gia tăng số ca bệnh Covid-19 do biến thể Delta - chủng virus nguy hiểm với khả năng lây lan nhanh chóng, chu kỳ nhiễm chỉ còn 2 ngày.

Tuy nhiên, vaccine Covid-19 vẫn được chứng minh là có hiệu quả ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng và nhập viện, thậm chí tử vong. Dưới đây là hiệu quả của 7 loại vaccine của các hãng dược trên thế giới đối với biến thể Delta.

1. Vaccine Pfizer-BioNTech

Theo phân tích của Public Health England, hai liều Pfizer có hiệu quả khoảng 88% đối với bệnh nhân khởi phát triệu chứng Covid-19 vì biến thể Delta. Đối với tình trạng nhập viện, vaccine này cho hiệu quả ngăn ngừa đến 96%.

Nghiên cứu tương tự cho thấy Pfizer có hiệu quả khoảng 80% trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh do biến thể Delta. Các nhà khoa học đưa ra kết luận này sau khi phân tích 14.019 người ở Anh bị nhiễm virus, trong đó có 166 người phải nhập viện.

Pfizer và BioNTech hiện đang phát triển liều thứ ba của vaccine Covid-19, hoạt động như một chất tăng cường chống lại biến thể Delta. Theo kết quả thử nghiệm, liều thứ ba tạo ra lượng kháng thể chống lại biến thể Delta nhiều hơn 5 lần ở những người từ 18 đến 55 tuổi. Đối với nhóm người từ 65 đến 85 tuổi, con số này là 11 lần.

Vaccine Pfizer, Sinofarm hay Sputnik V hiệu quả ra sao trước biến thể Delta?

2. Vaccine Moderna

Nghiên cứu từ các nhà khoa học Canada cho thấy Moderna có hiệu quả 72% đối với biến thể Delta sau một liều. Cả hai loại vaccine là Moderna và Pfizer đều có hiệu quả ngăn ngừa nhiễm Covid-19, theo một nghiên cứu trên medRxiv vào tháng 1.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới được Mayo Clinic thực hiện trên hơn 50.000 người ở nhiều tiểu bang khác nhau tại Mỹ vào tháng 7, hiệu quả chống lại biến thể Delta ở Moderna chỉ còn 76%, trong khi Pfizer là 42%. Tiến sĩ Venky Soundararajan, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết những người đã tiêm chủng hồi đầu năm rất có thể sẽ cần tiêm mũi tăng cường bằng Moderna.

3. Vaccine Astrazeneca

Nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine cho thấy tiêm 2 liều vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca mang lại hiệu quả 67% trong việc ngăn ngừa các ca bệnh có triệu chứng do biến thể Delta (tăng so với mức 60% trong nghiên cứu trước đây).

4. Vaccine Johnson & Johnson

Một nghiên cứu được công bố trên BioRxiv cho thấy Johnson & Johnson có hiệu quả khoảng 67% đối với biến thể Delta. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ được thực hiện trên 27 người và có thể không phản ánh chính xác tình hình thực tế.

Trong tình hình hiện tại, tiêm đủ hai liều vaccine sẽ giúp ngăn ngừa bệnh nặng do Covid-19. Hãng Johnson & Johnson cũng được cho là đang nghiên cứu xem liệu mũi tiêm thứ hai có tăng cường khả năng miễn dịch chống lại các biến thể hay không.

5. Vaccine Sinopharm

Vaccine Sinopharm là vaccine được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm (Trung Quốc), đây là vaccine được sản xuất bằng công nghệ bất hoạt. Vaccine Sinopharm là loại vaccine Covid-19 đầu tiên của Trung Quốc được WHO phê duyệt.

Vào tháng 7, nghiên cứu nhỏ được thực hiện ở Sri Lanka cho thấy vaccine Sinopharm có hiệu quả chống lại biến thể Delta. Còn các bác sĩ ở UAE cho biết phản ứng của hệ thống miễn dịch là "rất mạnh" khi tiêm một liều gấp đôi vaccine Sinopharm được bổ sung cùng với một mũi tiêm nhắc lại của vaccine Pfizer.

6. Vaccine Sinovac

Vaccine Pfizer, Sinofarm hay Sputnik V hiệu quả ra sao trước biến thể Delta?

Công ty dược phẩm sinh học Sinovac có trụ sở tại Bắc Kinh là đơn vị sản xuất CoronaVac, một loại vaccine bất hoạt chống Covid-19. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England dẫn kết quả từ Chile cho thấy, vaccine của Sinovac có tỷ lệ hiệu quả chống lại Covid-19 là 65,9%, hiệu quả ngăn ngừa nhập viện là 87,5% và hiệu quả ngăn ngừa tử vong 86,3%.

Tuy nhiên, có rất ít dữ liệu về hiệu quả của loại vaccine này đối với biến thể Delta.

7. Vaccine Sputnik V

Sputnik V là vaccine ngừa Covid-19 do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ, Vi sinh Quốc gia Gamaleya và Bộ Quốc phòng Nga phát triển, dựa trên nền tảng vector adenovirus được đăng ký đầu tiên trên thế giới.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nga Mikhail Murashko, vaccine Sputnik V có hiệu quả khoảng 83% đối với biến thể Delta, thấp hơn so với dự báo trước đây.

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Bộ Y tế tiếp tục cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành hơn 1.000 loại thuốc
Cục Quản lý Dược vừa có quyết định ban hành danh mục 881 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, bao gồm 595 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm và 285 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 3 năm.
Các mức độ men gan tăng cao cần biết
Men gan tăng cao thường là dấu hiệu của tổn thương tế bào gan, có thể xảy ra với nhiều bệnh lí có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Vậy các mức độ men gan tăng nguy hiểm như thế nào?...

Tin mới