Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Đăng tin giả cháu bé bị bắt cóc ở Bình Dương: Cần xử lý mạnh tay
Hành vi tung tin thất thiệt trên mạng xã hội gây hoang mang cộng đồng là hành vi phạm pháp luật. Tùy thuộc vào nội dung tin đồn, tính chất, mức độ, động cơ của hành vi, hậu quả của việc tung tin sai sự thật sẽ có hình thức xử lý tương ứng, từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vụ đánh ghen trên phố Lý Nam Đế: Cả 3 người đều có thể bị xử phạt
Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, hậu quả xảy ra mà người xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín của người khác, vi phạm trật tự công cộng sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với những tội khác nhau như: 'Tội làm nhục người khác, Tội cố ý gây thương tích, Tội gây rối trật tự công cộng',…
Gã đàn ông xăm trổ 'tra tấn' cô gái suốt 2 tiếng đồng hồ đối mặt với hình phạt nào?
Theo luật sư Cường, vụ việc này có dấu hiệu tội phạm. Khi cơ quan điều tra vào cuộc và tổ chức giám định thương tích cho nạn nhân, có thương tích là có thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đối tượng này về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015.
‘Án oan sai’ – Hiểu sao cho đúng?
Trên thực tế, chúng ta thường hay nghe cụm từ “án oan sai” khi nói về các vụ án hình sự gây rúng động trong dư luận xã hội. Trong đó, các bị cáo bị tuyên ở mức án cao nhất nhưng sau đó được minh oan. Theo tôi, việc đồng nhất hai loại “án oan” và “án sai” là một là chưa chính xác bởi lẽ án oan và án sai là hai việc khác nhau.