Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 14/02/2020 08:09 (GMT+7)

WHO khuyến cáo 3 việc quan trọng khi đi chợ, nấu cơm để 'tránh' Covid-19

WHO khuyến cáo người dân hạn chế chạm vào các động vật ở chợ, khi nấu ăn cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, thay thớt, dao cho từng loại thực phẩm.

Sau hơn 1 tháng bùng phát, tính đến sáng nay (14/2) dịch Covid-19 (nCoV) đã khiến 1.483 người tử vong và hơn 64.000 ca mắc. Tại Việt Nam cũng đã ghi nhận 16 ca dương tính và đang cách ly 80 trường hợp nghi ngờ.

Nguồn lây lan dịch Covid-19 được cho rằng đến từ khu chợ hải sản Hoa Nam, nơi bán động vật hoang dã, tươi sống như thịt dơi, chó sói, tê tê… (Ảnh minh họa)

Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về nguồn gốc, đặc điểm dịch tễ học của virus Covid-19, tuy nhiên, các khu chợ ở Đông Nam Á là một trong những khu vực được nhắc đến trong hướng dẫn phòng bệnh đặc biệt mà Tổ chức Y tế Thế giới WHO ban hành để phòng ngừa virus corona.

Do đó WHO cũng đặc biệt khuyến cáo người dân cần cẩn thận, chủ động phòng bệnh khi đến mua sắm tại các khu chợ "ẩm ướt” và nấu ăn. Cụ thể:

Khi ra chợ mua đồ: Rửa tay thường xuyên

- Rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm tay trực tiếp vào động vật tươi sống hoặc các các sản phẩm làm từ thịt động vật.

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng.

- Tránh tiếp xúc với động vật bị bệnh hoặc các loại thịt động vật đã hư hỏng.

- Tuyệt đối tránh tiếp xúc với các loài động vật hoang như chó mèo đi lạc, động vật gặm nhấm, chim, dơi... và không tiếp xúc với khu vực chứa rác, chất thải động vật ở chợ.

WHO khuyến cáo, người dân cần tuân thủ vệ sinh khi chế biến thức ăn, tuyệt đối không dùng chung dao, thớt chung giữa thực phẩm sống và chín.

Khi nấu ăn: Dùng dao, thớt riêng khi chế biến

- Dùng bộ dao và thớt riêng cho loại thịt sống và thịt chín.

- Rửa tay giữa mỗi lần chuyển đổi giữa việc chạm vào thực phẩm sống và thực phẩm chín.

- Không được ăn thịt của những động vật chết vì bệnh.

- Tại những vùng đang có dịch, toàn bộ thực phẩm có nguồn gốc động vật phải được nấu chín kỹ và sơ chế đúng cách.

Bán hàng phải đeo khẩu trang, găng tay

- Đeo khẩu trang, găng tay, tạp dề nếu bạn buôn bán các sản phẩm động vật.

- Tự giặt sạch những món đồ bảo hộ trên sau khi làm việc.

- Tránh để người thân trong gia đình chạm vào quần áo hay giày mà bạn đã sử dụng khi làm việc.

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng sau khi chạm vào động vật và các chế phẩm từ động vật.

- Vệ sinh dụng cụ lao động, khu vực buôn bán 1 ngày 1 lần.

https://kinhtemoitruong.vn/who-khuyen-cao-3-viec-quan-trong-khi-di-cho-nau-com-de-tranh-covid-19-13946.html

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Mẹo phân biệt mỹ phẩm thật và giả chính xác, đơn giản
Hiện nay, thị trường mỹ phẩm đang ngày càng bão hòa với sự xuất hiện của vô số sản phẩm từ các thương hiệu khác nhau. Chính vì vậy, một số người đã lợi dụng sự phát triển này để sản xuất những sản phẩm giả, kém chất lượng nhằm thu lợi nhanh chóng. Những sản phẩm này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của các thương hiệu chính hãng mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?