Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 07/04/2023 10:04 (GMT+7)

4 lời khuyên dành cho các gia đình có trẻ bị tiêu chảy

Tác hại của nhiễm virus Rota không chỉ ngừng lại ở tiêu chảy, mà còn có thể lây nhiễm cho người khác hoặc khiến trẻ tử vong do mất nước nặng.

4 lời khuyên dành cho các gia đình có trẻ bị tiêu chảy ảnh 1
Ảnh minh họa.

Tiêu chảy do nhiễm virus Rota là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi nhất cho virus lây lan khiến nhiều trẻ mắc bệnh và dễ bị mất nước nặng. Nhiều cha mẹ khi có con mắc tiêu chảy do Rota virus thường lo lắng và không biết xử trí ra sao, khi nào cần nhập viện?

Theo nhiều chuyên gia, khi thấy con bị tiêu chảy, cha mẹ cần tỉnh táo theo dõi theo 4 bước sau:

Thứ nhất, cho trẻ khám và theo dõi sát các dấu hiệu bất thường để nhập viện ngay. Khi trẻ mắc tiêu chảy cấp do Rota virus thường có các biểu hiện như: nôn, xuất hiện tình trạng sốt, tiêu lỏng… việc điều trị chủ yếu là bù dịch càng sớm càng tốt, do vậy, khi nghi ngờ tình trạng trẻ mắc tiêu chảy cấp do Rota virus, cha mẹ hãy cho trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Trên thực tế không phải tất cả các trường hợp tiêu chảy do nhiễm Rota virus đều cần nhập viện điều trị, nhưng khi trẻ mắc bệnh, bác sĩ sẽ khám và đưa ra chỉ định trẻ có cần nhập viện hay không. Nếu trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ nhập viện. Đối với trẻ tiêu chảy mức độ nhẹ chưa cần nhập viện, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ chăm sóc tại nhà.

Thứ hai, cần nhớ bù nước điện giải Oresol đúng cách. Khi trẻ mắc tiêu chảy cấp do Rota virus việc bù nước điện giải đúng cách là vô cùng quan trọng. Trên thực tế đã có nhiều trẻ nhập viện do cha mẹ pha sai cách. Cha mẹ cần bù nước điện giải Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc đúng hướng dẫn trên bao bì. Thông thường 1 gói Oresol pha với 1 lít nước hay 1 gói Oresol pha với 200ml nước, pha bằng nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Tuyệt đối không pha Oresol với sữa, nước trái cây, nước nóng...

Cách uống Oresol cũng cần chú ý, cha mẹ cần cho trẻ uống ít một và từng thìa nhỏ, không uống bằng cốc, không bú bằng bình. Nếu cha mẹ pha không đúng cách và tỷ lệ, cho trẻ uống không đúng cách sẽ không cải thiện triệu chứng, mà có thể khiến trẻ tiêu chảy nhiều lên, mất nước nặng, dẫn đến co giật, hôn mê, trụy mạch và có nguy cơ tử vong.

Thứ ba, không tự ý cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy. Điều này hết sức nguy hiểm, vì khi trẻ mắc tiêu chảy cấp do Rota virus sẽ khiến bệnh tiến triển nặng nề, trẻ tiêu chảy là 1 phản ứng của cơ thể để đào thải chất độc, virus ra khỏi cơ thể, nếu dùng thuốc cầm tiêu chảy không giúp điều trị mà có thể khiến trẻ bị chướng bụng và nôn nhiều hơn.

Cuối cùng, không bắt trẻ ăn kiêng quá mức. Khi trẻ mắc tiêu chảy cấp do Rota virus, nhiều cha mẹ quá lo lắng nên thường kiêng khem quá mức, vì sợ trẻ tiêu chảy nhiều hơn. Điều này chưa hẳn đúng, vì để trẻ không bị sụt cân, cha mẹ cần duy trì chế độ ăn thích hợp. Cần cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng hơn bình thường và đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau). Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn là 2 giờ. Đối với trẻ còn bú mẹ dưới 6 tháng tuổi thì cần cho trẻ tiếp tục bú mẹ bình thường và tích cực cho trẻ bú mẹ là rất cần thiết. Đối với trẻ lớn hơn cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không nên bắt trẻ ăn kiêng khem. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, ăn ngay sau khi nấu. Có thể cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: Chuối, cam, xoài... Cần tránh dùng các loại thực phẩm như: Măng, rau cần, ngô và đỗ nguyên hạt. Không cho trẻ uống nước quả công nghiệp, nước có ga gây khó tiêu, đầy bụng.

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc thêm gần 400 loại
Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc. Theo đó, trong đợt gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc mới nhất này, Cục Quản lý Dược đã gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân, cơ sở khám chữa bệnh...
Dấu hiệu nhận biết viêm gan C
Viêm gan C là một bệnh lây truyền qua đường máu. Viêm gan C nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…

Tin mới

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.
Cảnh giác với hình thức lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác khi bắt gặp các tin nhắn, Email hoặc các bài đăng chứa đựng mã QR. Đồng thời, cẩn trọng xác minh thông tin của cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức cung cấp mã QR thông qua số điện thoại hoặc các trang thông tin uy tín.