Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 04/05/2020 07:09 (GMT+7)

Biệt thự xây trên đất rừng ở Vĩnh Phúc: Trốn tránh trách nhiệm?

Đất rừng trồng sản xuất được Nhà nước cho các hộ dân thuê thầu đóng phí hàng năm bỗng chốc biến thành đất ở nông thôn. Sai ngay từ đầu, nhưng phải chăng UBND huyện Lập Thạch vẫn “nhắm mắt” làm ngơ?

UBND huyện Lập Thạch có đang “dấu lẹm” hồ sơ?

Trong bài viết trước chúng tôi đã đề cập về nguồn gốc đất của ngôi biệt thự, mà chính quyền xã Vân Trục khẳng định đó là đất đấu thầu do xã quản lý, mục đích sử dụng là trồng rừng sản xuất, với diện tích vừa tròn 1ha.

Điều ngạc nhiên, không hiểu lý do vì sao mà chủ nhân của căn biệt thự lại có thể dễ dàng hợp thức hồ sơ từ đất giao thầu do địa phương quản lý sang đất ở. Điều này khiến dư luận hoài nghi về việc có sự bảo kê của chính quyền địa phương?

Biệt thự không phép xây trên đất rừng.

Để có cái nhìn khách quan cũng như hồ sơ pháp lý liên quan đến thửa đất của ngôi biệt sự nói trên Phóng viên đã trực tiếp đến UBND huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc để liên hệ làm việc, tiếp cận hồ sơ gốc của thửa đất nói trên.

Thế nhưng, oái oăm thay từ Chủ tịch UBND huyện đến các phòng ban chuyên môn của huyện đều tìm cách trốn tránh?.

Không thể liên hệ trực tiếp, Phóng viên đã liên hệ qua điện thoại với ông Nguyễn Thế Hùng – Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch để tìm hiểu sự việc, tuy nhiên ông Hùng cũng cáo bận.

Tiếp tục phóng viên liên hệ với Chánh văn phòng UBND huyện, ông Anh cho biết, nội dung trên UBND huyện giao cho phòng TNMT huyện trả lời.

Tiếp tục liên hệ với ông Phạm Văn Hòa – Trưởng phòng TNMT huyện để làm việc và đề nghị cung cấp hồ sơ xin cấp bìa nhưng nhận được một câu trả lời đầy trách nhiệm: “Hồ sơ bên phòng vẫn chưa tìm được, hồ sơ chắc là có thôi nhưng không biết lẫn ở đâu”.

UBND huyện Lập Thạch có đang "né" báo chí?

Trở lại nội dung của sự việc, theo như khẳng định của ông Vũ Đình Thọ - Chủ tịch UBND xã Vân Trục thì, nguồn gốc đất của ngôi biệt thự là đất thuê thầu, có biên bản giao khoán thầu, nhưng khi làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận sử dụng thì do cán bộ địa chính đánh máy sai thành giao đất, khiến cho mục đích sử dụng đất bị thay đổi.

Khi Phóng viên đề nghị ông Thọ cung cấp các hồ sơ liên quan đến thửa đất, cũng như hồ sơ quản lý địa chính của xã thì ông Thọ cho biết: “Hồ sơ gốc đã gửi lên huyện, chỉ có Quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất của UBND huyện”.

Có sự thỏa thuận ngầm?

Mặc dù, nguồn gốc của thửa đất mà ngôi biệt thự đang tồn tại là đất giao thầu, do UBND xã quản lý. Điều đáng chú ý trong sự việc này, không hiểu căn cứ vào đâu mà UBND xã Vân Trục lại có thể giao cho cá nhân nhận thầu những 50 năm?

Giấy chứng nhận QSDĐ hộ gia đình ông V., Sổ cấp 2009, nhưng được chỉnh sửa vẽ thêm năm 2010.

Không dừng lại ở đó, khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, từ cấp xã đến cấp huyện lại không nhận ra điều trái pháp luật này, ngược lại vẫn cố tình nhắm mắt làm bừa? Điều này khiến dư luận băn khoăn rằng, phải có sự thỏa thuận ngầm ở đây thì sự việc mới đơn giản như vậy?

Tờ trình của ông Nguyễn Xuân Hiền, Trưởng phòng TNVMT huyện Lập Thạch ngày 07/12/2009.

Theo Tờ trình số 498/ TTr-TN&MT, ngày 07/12/2009 của phòng TNMT huyện Lập Thạch, do ông Nguyễn Xuân Hiền – Trưởng phòng TNMT ký, nội dung thể hiện: Căn cứ vào đơn và đã kiểm tra hồ sơ rõ ràng của UBND xã Vân Trục gửi, thửa đất đứng tên Trần Quang Linh, địa chỉ thôn Tam Phú, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận sử dụng từ đất rừng trồng sang đất ở.

Ông Nguyễn Thế Hùng - Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch đã ký Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng sang đất ở tại nông thôn thời điểm đang là Phó chủ tịch UBND huyện. Trong Quyết định 415/QĐ-UBND ngày )9/04/2010 không ghi rõ chuyển đổi mục đích từ đất loại nào sang đất ở tại nông thôn?

Tiếp đến, ngày 09/04/2010, UBND huyện Lập Thạch ra Quyết định số 415/QĐ-UBND, do ông Nguyễn Thế Hùng – Phó Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch ký, về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất ở đối với hộ ông Trần Quang Linh (đây chỉ là người thuê lại đất).

Trao đổi với Phóng viên, một Luật sư thuộc đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho hay: Nội dung của sự việc theo như lời của Chủ tịch UBND xã Vân Trục cho biết, nếu đúng là đất được giao thầu thì UBND huyện không thể cấp giấy chứng nhận sử dụng được, bởi theo khoản 2Điều 41, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004, Nghị định về thi hành Luật Đất đai, quy định “Nhà nước không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sau:

a) Đất do Nhà nước giao để quản lý quy định tại Điều 3 của Nghị định này;

b) Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý sử dụng.

Hơn nữa, việc xác nhận sai lệch về hồ sơ địa chính của cán bộ địa chính cấp xã cũng cần phải kiểm tra làm rõ trách nhiệm. Mặt khác, việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ của cơ quan chuyên môn phòng TNMT chỉ là đại khái, qua loa như vậy là không ổn, từ đó sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.
Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.