Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Điều chỉnh dạy thêm – học thêm: Cần thời gian để học sinh thích nghi
Sau hơn 10 ngày Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực thi hành, nhiều phụ huynh vẫn đang loay hoay với việc sắp xếp lịch học tập của con em mình. Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, đồng tình khi học sinh được giảm tải áp lực, cũng còn nhiều băn khoăn, lo ngại con không theo kịp kiến thức trên lớp bởi vốn dĩ lâu nay, gia đình đều “trăm sự nhờ thầy”, học sinh thì thiếu khả năng “tự học”, tự tìm tòi.
TP Hồ Chí Minh khẳng định không cấm giáo viên dạy thêm nhưng dạy thêm phải đúng quy định
Chiều 13/2, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở Giao dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh khẳng định: Dạy thêm là một công việc, có nhu cầu học thêm thì sẽ có dạy thêm, nhưng dạy thêm phải đúng quy định. Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo không cấm dạy thêm nhưng đưa dạy thêm, học thêm vào trong khuôn khổ để quản lý.
Cần thiết phải quy định cấm dạy thêm dưới mọi hình thức
Liên quan đến quy định về “hành vi cấm là ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức” trong dự thảo Luật Nhà giáo, luật sư khẳng định đây là nội dung rất cần thiết và nên có quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể hơn khi được áp dụng, đặc biệt là vấn đề tự nguyên tham gia học thêm có thể bị các đối tượng lợi dụng, lách luật.
Dự thảo Luật Nhà giáo: Cần chấm dứt tình trạng dạy thêm
Theo các chuyên gia, việc dạy thêm có thể mang lại các lợi ích nhất định cho học sinh nếu được thực hiện đúng cách và dưới sự quản lý chặt chẽ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hướng đến việc định rõ và quy định rõ ràng về hoạt động dạy thêm, đồng thời tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy thêm và đảm bảo rằng nó mang lại giá trị thực sự cho sự phát triển học tập của học sinh.