Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 09/05/2023 16:31 (GMT+7)

Đỉa xuất hiện trong bình nước của trường học: Tiêu huỷ vật chứng bị xử lý thế nào?

Theo Luật sư, hành vi tiêu huỷ vật chứng có dấu hiệu của việc che giấu, làm sai lệch, xoá bỏ bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc được coi là hành vi cố ý cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.

Đỉa xuất hiện trong bình nước của trường học: Tiêu huỷ vật chứng bị xử lý thế nào?

Con đỉa bên trong bình nước. (Ảnh cắt từ clip).

Theo thông tin từ Trường Mầm non Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, sau khi nhập mới các bình nước uống loại 20 lít về phục vụ giáo viên và học sinh, nhà trường phát hiện có một con đỉa còn sống nằm bên trong thành bình của một bình nước còn nguyên tem mác và vỏ bọc nylon bên ngoài. Bình nước này do Công ty Cổ phần nước khoáng Bang (trụ sở tại thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy) sản xuất.

Ngay khi phát hiện sự việc, nhà trường đã dừng sử dụng nước đóng bình, liên hệ với đơn vị cung ứng, đồng thời lập biên bản sự việc ban đầu để kiểm tra, xử lý.

Điều đáng nói, bình nước có đỉa bên trong sau đó đã được phía Công ty cung ứng thu hồi và tiêu huỷ.

Về vấn đề này, Thạc sĩ,Luật sư Nguyễn Thị Kiều Trang, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội nhậnđịnh, tráchnhiệm đầu tiên sẽ thuộc vềnhà sản xuất khi để xảy ra việc xuất hiện một con đỉa còn sống trong bình nước cung cấp cho trường học.

Việc kiểm tra sẽ được tiến hành toàn diện từ việc cấp phép hoạt động (giấy đăng ký kinh doanh, giấy an toàn vệ sinh thực phẩm); điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực của cơ sở sản xuất; các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm đã công bố… Theo đó, nhà sản xuất có thể bị thu hồi giấy chứng nhận khi không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại điều 34 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 sửa đổi năm 2019.

Tuy nhiên, sau khi sự việc xảy ra, nhà sản xuất đã cho người thu hồi và tiêu huỷ sản phẩm (bình nước có chứa con đỉa) dẫn tới việc gây khó khăn cho đoàn kiểm tra vì không còn tang vật vi phạm. Hành vi này có dấu hiệu của việc che giấu, làm sai lệch, xoá bỏ bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc được coi là hành vi cố ý cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 115/2018/NĐ-CP với mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010: “Tổ chức kinh doanh hàng hoá có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hoá có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật”.

Như vậy, nhà trường với tư cách là người tiêu dùng có thể yêu cầu nhà cung cấp nước bồi thường thiệt hại do khuyết tật của hàng hoá gây ra (nếu có).

Cùng chuyên mục

Quyền của người cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo đó bên có nghĩa vụ giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Từ những đại án năm 2024 - Gạn đục khơi trong để giữ vững niềm tin
Năm 2024 chứng kiến sự quyết liệt chưa từng có trong cuộc chiến chống tham nhũng, với hàng loạt đại án dưới sự chỉ đạo của Trung ương đã phơi bày những góc khuất đau lòng trong các lĩnh vực trọng yếu như bất động sản, ngân hàng, ngoại giao và chứng khoán. Những vụ án này không chỉ đưa ra ánh sáng những sai phạm khổng lồ mà còn khẳng định một lằn ranh đỏ nghiêm khắc của pháp luật.
Nhận tội thay cho người khác phạm tội gì?
Theo Luật sư, hành vi nhận tội thay cho người khác có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Che giấu tội phạm", tội "Cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối" hoặc tội "Không tố giác tội phạm" nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành các tội phạm này.
Quyền giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai
Công dân tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát, phản ánh và yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai. Việc thực hiện quyền giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai được quy định tại Điều 231 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025).
Hóa đơn xăng dầu có bắt buộc ghi biển số xe không?
Thời gian gần đây, bắt đầu xuất hiện các thông tin liên quan đến việc hóa đơn xăng dầu phải ghi biển số xe. Vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì hóa đơn xăng dầu có bắt buộc phải ghi biển số xe không?
Thận trọng với “bẫy” lừa đảo qua hình thức góp vốn, đầu tư
Gần đây, Tạp chí Người cao tuổi nhận được nhiều đơn thư của người cao tuổi phản ánh về việc thực hiện “Hợp đồng góp vốn kinh doanh, đầu tư” với các cá nhân và tổ chức, nhưng không trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh, đầu tư nên có nguy cơ rủi ro cao, không thu hồi được tiền đầu tư. Thậm chí, một số đối tượng còn lợi dụng hình thức góp vốn kinh doanh đầu tư này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
Đưa hình ảnh học sinh lên mạng xã hội: Vô tư nhưng cũng cần thận trọng
Theo Luật sư, việc đăng tải hình ảnh giữa giáo viên và các em học sinh là một hình ảnh đẹp và có thể là kỷ niệm giữa thầy cô đối với các em. Tuy nhiên, cũng cần phải cảnh giác trước các trường hợp tội phạm công nghệ cao lợi dụng hình ảnh của thầy cô và các em nhằm mục đích xấu, dẫn đến hệ lụy vô cùng khó lường, điển hình là các vụ việc với thủ đoạn lừa đảo tinh vi bằng công nghệ cao đã được lực lượng chức năng cảnh báo gần đây.

Tin mới

Real Madrid - Leganés: Khi bản lĩnh lên tiếng tại Bernabéu
LaLiga EA Sports 2024/25 đã bước vào giai đoạn quyết định, nơi mỗi điểm số đều có thể làm thay đổi cục diện cuộc đua vô địch. Trong bối cảnh đó, Real Madrid tiếp đón Leganés trên sân nhà với mục tiêu giành trọn vẹn ba điểm để tiếp tục bám đuổi Barcelona.
Một lần đăng ký - Tiền sinh tiền, lời sinh lời, sống thảnh thơi
Trong cuộc sống hiện đại, tiền nhàn rỗi cần được sử dụng một cách thông minh. Thấu hiểu nhu cầu tối ưu hóa tài chính của khách hàng, VPBank mang đến Super Sinh lời - giải pháp tài chính thông minh giúp khách hàng tận dụng dòng tiền nhàn rỗi một cách hiệu quả, tự động và linh hoạt, giúp gia tăng tài sản mỗi ngày.
Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...