Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 30/05/2020 06:52 (GMT+7)

Hòn đảo nguy hiểm nhất thế giới: Quê nhà của hơn 400 nghìn con rắn, lỡ đặt chân vào xem như không có đường ra

Hòn đảo thuộc địa phận Brazil, nằm phía Nam Đại Tây Dương này hiện được xem là nơi nguy hiểm nhất thế giới, đến mức cấm tuyệt đối con người được bén mảng tới.

Thế giới có nhiều vùng đất mới mẻ, thú vị. Nhưng không phải lúc nào và ở đâu con người cũng có thể đặt chân đến thám hiểm hay thăm thú. Đảo Ilha da Queimada Grande – Đảo Rắn là một trong những địa danh như vậy. Hòn đảo thuộc địa phận Brazil, nằm phía Nam Đại Tây Dương này hiện được xem là nơi nguy hiểm nhất thế giới, đến mức cấm tuyệt đối con người được bén mảng tới.

Thiên đường của loài rắn

Đảo Ilha da Queimada Grande (hay đảo Rắn) có diện tích 43ha nằm ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển bang São Paulo, Brazil 35km. Đảo Rắn nổi tiếng là nơi sinh sống duy nhất của loài rắn hổ lục đầu vàng kịch độc. Theo tính toán từ các nhà khoa học, trung bình có từ 1 đến 5 con hổ lục đầu vàng trên mỗi mét vuông đảo.

Ngoài rắn hổ lục đầu vàng, đảo Rắn cũng là nơi sinh sống của khoảng 400.000 con rắn khác, tất cả đều được xếp loại độc hoặc cực độc. Lý giải cho sự đa dạng đáng sợ này, một giả thuyết cho rằng cách đây 11.000 năm rắn đã bị mắc kẹt trên đảo khi mực nước biển dâng cao, nhấn chìm cả vùng đất nối liền giữa đảo với đất liền.

Khi sinh tồn trên đảo, áp lực từ môi trường lẫn điều kiện tự nhiên buộc những con rắn phải thích nghi dần. Nếu nọc độc rắn ở nơi khác phải mất nhiều thời gian để phát tác, khiến con mồi có thể bỏ chạy đi nơi khác, thì loài rắn trên đảo đã tiến hóa để nọc độc trở nên cực mạnh, giúp giết con mồi ngay lập tức. Chúng sinh sôi và tăng nhanh về số lượng, khiến cho hòn đảo trở nên cực kỳ nguy hiểm đối với con người.

Dù hòn đảo có nhiều tiềm năng du lịch, nhưng vì mật độ rắn độc quá cao nên chính phủ Brazil đã đóng cửa nơi này. Mỗi năm chỉ có Hải quân Brazil và các nhà nghiên cứu do Viện bảo tồn đa dạng sinh học Chico Mendes lựa chọn, đơn vị bảo tồn liên bang Brazil mới được phép đặt chân lên đảo để nghiên cứu. Tất nhiên, họ cũng phải được tranh bị bảo hộ đặc biệt và có chuyên môn cao, chẳng những vậy, họ còn đi cùng với các bác sĩ – những người luôn trong trạng thái sẵn sàng cấp cứu các ca bệnh bị rắn cắn.

Rắn hổ lục đầu vàng và truyền thuyết nổi tiếng trên đảo

Về rắn hổ lục đầu vàng, tên gọi khoa học là Bothrops insularis. Loài bò sát này có nọc độc cực kỳ nguy hiểm, chúng gây sưng, đau đầu, nôn mửa, bầm tím, xuất huyết máu trong nước tiểu, chảy máu đường ruột, suy thận, xuất huyết não và hoại tử nghiêm trọng tại các mô cơ bắp. Chất độc của rắn hổ lục đầu vàng mạnh gấp 5 lần so với loài B. Jaracaca – do đó chúng trở thành loài độc nhất trong chi Bothrops.

Vết cắn của một con rắn trưởng thành có thể gây thiệt mạng cho người trưởng thành sau từ 1 đến 2 giờ đồng hồ. Thức ăn chủ yếu của chúng là chim di cư hoặc những loài nghỉ chân tại đảo.

Dù là loài rắn độc, nhưng nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nọc độc của rắn hổ lục đầu vàng rất có tiềm năng trong việc chữa trị một số bệnh như tim mạch.

Mỗi khi có khách du lịch đến Brazil, người ta thường được nghe giai thoại về hai cái chết thương tâm vì đảo Rắn. Câu chuyện thứ nhất kể về một ngư dân ghé qua đảo. Trong lúc hái quả, ông ta bị rắn cắn. Người ngư dân vội vã về thuyền, nhưng sau đó vài ngày người ta phát hiện ra ông đã chết trên chiếc thuyền trôi lênh đênh ngoài biển, nằm giữa một vũng máu.

Câu chuyện thứ hai kể về gia đình người canh ngọn hải đăng. Tương truyền họ là những cư dân cuối cùng trên đảo. Một đêm nọ, có rất nhiều rắn trườn qua cửa sổ và tấn công gia đình người canh ngọn hải đăng.Dù đã cố trốn thoát lên chiếc thuyền ngoài khơi, nhưng một con rắn dài hơn nửa mét đã treo người qua cành cây và căn chết cả gia đình nọ.

Cùng chuyên mục

Tin mới

TP.HCM có bụi mịn gấp 6,8 lần mức cho phép
Hiện tượng sương mù đã xuất hiện vài ngày gần đây liên tục vào sáng sớm tại TP.HCM. Trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual cho thấy, nhiều khu vực tại TP.HCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe. Các điểm đo này tại các quận Bình Tân, Gò Vấp và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn…
Dùng mỹ phẩm tiêm vào mặt: Bệnh viện Da liễu TP.Cần Thơ bị thanh tra
Sở Y tế Cần Thơ chỉ đạo Thanh tra Sở khẩn trương kiểm tra, xác minh các nội dung về triển khai quy trình kỹ thuật chuyên môn, thuốc, mỹ phẩm được sử dụng tại Bệnh viện Da liễu TP.Cần Thơ. Chỉ đạo đưa ra sau vụ việc bác sĩ bệnh viện này chỉ định dùng thuốc thoa ngoài da để tiêm không đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.