Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 19/03/2020 00:31 (GMT+7)

Lâm Hà (Lâm Đồng): Cần chấn chỉnh ngay công tác quản lý Nhà nước về đất đai!

Nhiều năm nay, hai hộ dân ở Lâm Hà (Lâm Đồng) đang khốn khổ đi tìm công lý vì bị các đối tượng ngang nhiên chiếm đất, đáng nói hơn là các giấy tờ nhà đất còn có dấu hiệu hợp pháp một cách phi pháp bởi chính quyền địa phương.

Nổi cộm đó chính là vụ việc hết sức phức tạp của gia đình ông Nguyễn Hùng Cường (38 tuổi, xã Gia Lâm) hay gia đình ông Phạm Ngọc Ngà (74 tuổi, xã Mê Linh). Những gia đình hay còn gọi là những “nạn nhân” khốn khổ này đều giống nhau ở chỗ bị các đối tượng khác chiếm đất và sau đó có dấu hiệu hợp pháp giấy tờ một cách phi pháp của chính quyền địa phương.

Nhiều năm khốn đốn đi đòi công lý!

Người cha Nguyễn Đức Hùng đã dồn cả cuộc đời của mình khai hoang và được cấp quyền sử dụng trên mảnh đất này. Không nỡ nào chính quyền địa phương dung túng cho nhóm chiếm đoạt tài sản và đất (anh Nguyễn Hùng Cường xót xa trước cảnh “cướp đất” của cha mình trắng trợn).

Anh Nguyễn Hùng Cường; trú tại thôn 5, xã Gia Lâm có bố là ông Nguyễn Đức Hùng (đã chết) được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) số 0712540/QSDĐ/535 QĐ-UB ngày 09/12/1998; tờ bản đồ số 26; thửa đất số 166; diện tích là 18.189 m2 tại thôn Hoàn Kiếm 2, xã Nam Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Thời gian ông Hùng ra miền Bắc điều trị bệnh, gia đình cùng theo ra chăm sóc và sau đó ông Hùng đã qua đời…Lợi dụng hoàn cảnh gia đình, một số đối tượng liền kề đã liên kết “mưu ma, chước quỷ” chiếm đoạt, mua bán, huỷ hoạt tài sản trên đất và lập giấy chứng nhận QSDĐ để xoá dấu tích thửa đất trên. Khiến bao năm gia đình anh Cường từ chỗ có nhà cửa, tài sản, đất đai trở thành trắng tay do nạn “trấn, cướp” như trên.

Toàn bộ hồ sơ chứng minh gia đình ông Hùng đã khai hoang, sử dụng và được đăng ký quyền sử dụng đất bởi thực tế còn lưu giữ Biên lai thu tiền phạt số 1826 ngày 1/12/1998  theo Quyết định xử phạt số 171 ngày 30/11/1998 đối với ông Nguyễn Đức Hùng – người sử dụng thửa đất với nội dung “Sử dụng đất năm 1993 đến nay chưa đăng ký”.

Ngoài ra gia đình còn lưu Biên lại thu thuế nhà, đất số 1244 ngày 26/8/1993; Biên lai thu tiền số 37799 ngày 7/12/1998 (thu đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng) đều mang tên ông Nguyễn Đức Hùng và liên quan đến nghĩa vụ của thửa đất nêu trên. Các biên bản giải quyết tranh chấp với các hộ gia đình xung quanh.

Nhiều năm nay, anh Nguyễn Hùng Cường thay mặt gia đình làm đơn đề nghị UBND huyện Lâm Hà giải quyết, nhưng người đứng đầu là Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đã cố tình đẩy “quả bóng trách nhiệm” quanh co và giải sai rất nhiều theo pháp luật quy định khiến vụ việc càng thêm phức tạp. Dường như sự trốn tránh trách nhiệm của chính quyền vô hình trung giúp cho nhóm phạm pháp về đất đai còn có chỗ dung thân.

Những căn cứ để chính quyền Lâm Hà phải trích lục lại bản đồ địa chính và thu hồi lại đất các hộ xung quanh thửa đất của gia đình ông Nguyễn Đức Hùng là: Một, sau khi cấp GCN QSDĐ năm 1998 thì nghĩa vụ, trách nhiệm phải lập và lưu giữ bản đổ địa chính thuộc về UBND huyện Lâm Hà – Tại sao không? Hai, Thửa đất số 126 mang tên ông Nguyễn Đức Hùng hiện giờ đang thể hiện ở vị trí khác xa nơi cũ là vô lý vì các biên bản ký giáp ranh với các hộ xung quanh (hộ chiếm đất) đã có chữ ký của họ trước khi được cấp sổ đỏ? Ba là khi UBND huyện Lâm Hà cấp GCN QSDĐ cho các hộ xung quanh đã bằng cách nào không cần giấy ký giáp ranh của gia đình ông Nguyễn Đức Hùng để biến đất lấn chiếm thành đất hợp pháp?

Như vậy rõ ràng công việc hành chính hiện nay của UBND huyện Lâm Hà phải xác minh, thu hồi lại các GCN QSDĐ đã cấp sai, đất đã cấp sai để trả lại hơn 18.189 m2 đất chính đáng được pháp luật bảo hộ GCN QSDĐ: số 0712540 theo Quyết định 535 ngày 09/12/1998; tờ bản đồ số 26 thửa đất số 166 tại thôn Hoàn Kiếm 2, xã Nam Hà.

Được biết, sau nhiều năm lao tâm, khổ tứ bởi “một nghìn lẻ một” cách hành dân, anh Nguyễn Hùng Cường tiếp tục thay mặt người cha, thay mặt gia đình gửi đơn khiếu nại đến UBND huyện Lâm Hà. Và anh Cường đành phải viết đơn gửi cấp trên yêu cầu xử lý trách nhiệm cán bộ đảng viên với người đứng đầu huyện Lâm Hà vì những sai phạm trong khi thụ lý giải quyết đơn thư trước đó (ra các văn bản không đúng pháp luật).

Một điểm nóng khác tại xã Mê Linh!

Nhóm đối tượng tổ chức gây rối trật tự tại khu đất của gia đình ông Phạm Ngọc Ngà, xã Mê Linh, Lâm Hà, Lâm Đồng.

Đó là trường hợp của hộ gia đình ông Phạm Ngọc Ngà (nguyên là cán bộ xã Mê Linh – đã nghỉ hưu), theo Văn bản hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai tại xã Mê Linh số 207 ngày 3/3/2020 của UBND huyện Lâm Hà: GCN QSDĐ số H 026369 mang tên Phạm Ngọc Ngà với diện tích 13.491 m2 đất SXNN, thuộc thửa đất số 156, tờ bản đồ địa chính số 6 xã Mê Linh, tại Quyết định 365/QĐ-UBND ngày 17/12/1996;

Ông Phạm Ngọc Ngà chuyển nhượng cho vợ chồng con trai là Phạm Quang Thông và Nguyễn Thị Cúc ngày 24/4/2000. Sau đó UBND huyện Lâm Hà cấp đổi GCN QSDĐ số: P 409406 ngày 12/5/2000;

Năm 2019, ông Phạm Quang Thông và Nguyễn Thị Cúc làm hợp đồng cho tặng bố là Phạm Ngọc Ngà toàn bộ thửa đất và tài sản trên đất theo GCN QSDĐ số: P 409406. Công chứng ngày 19/3/2019.

Sau khi được các cơ quan chức năng đo đạc cho thấy diện tích 13.491 m2 của GCN QSDĐ số: P 409406 (Kiểm tra ngày 7/11/2019) chỉ còn 12.528 m2 (giảm 963 m2 so với thực tế). Gia đình ông Ngà chấp nhận kết quả này.

Tuy nhiên, diện tích 5.805 m2 rừng thông do Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Ban (nay là Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà – đã sáp nhập) trồng năm 1997 là chồng lấn lên diện tích thửa đất gia đình ông Ngà.

Nghiêm trọng hơn, diện tích 5.805 m2 rừng thông do Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà đã trồng nhầm hoặc lấn chiếm thửa đất gia đình ông Ngà lại được UBND tỉnh Lâm Đồng “hợp thức hóa” bằng Quyết định 2789/QĐ-UBND ngày 8/9/1999 để cấp GCN QSDĐ trái pháp luật số P 804149 ngày 1/3/2000 cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Ban.

Không dừng ở đó, năm 2018 Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp GCN QSDĐ số: CS 169310 ngày 6/12/2019 theo Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 7/5/2019 về việc điều chỉnh phạm vi, ranh giới diện tích đất lâm nghiệp và cơ cấu 03 loại rừng giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà quản lý.

Được biết, ông Phạm Ngọc Ngà đang khiếu nại UBND tỉnh Lâm Đồng về các Quyết định: 2789/QĐ-UBND ngày 8/9/1999 để cấp GCN QSDĐ số P 804149 ngày 1/3/2000 cho BQL RPH Nam Ban; Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 7/5/2019 cấp GCN QSDĐ số: CS 169310 ngày 6/12/2019 cho BQL RPH Lâm Hà.

Bởi, theo ông Ngà việc cấp đất trên UBND tỉnh đã bỏ qua quy định ký kết giáp ranh với các hộ liền kề khi cấp GCN QSDĐ (theo khoản 2; Đ 11; Thông tư 25/2014/TT- BTNMT gây thiệt hại đối với gia đình ông Phạm Ngọc Ngà là  5.805 m2 đất.

Như chốn không người, ngang nhiên ''cướp đất'' và xây dựng trái phép trên đất của người khác là tiếng chuông báo động trật tự trị an đang bị khinh nhờn tại xã Mê Linh.

Theo gia đình ông Ngà và một số người khác cho biết, gần đây xuất hiện nhóm đối tượng nghi là “xã hội đen” trong đó có người từng có tiền án, tiền sự kéo nhau đến chiếm đất và xây dựng trái phép khu vực đất đang đứng tên ông Phạm Ngọc Ngà. Nghe nói chính quyền địa phương đã kịp thời cho tháo dỡ công trình xây dựng lấn chiếm trái phép. Tuy nhiên chưa thấy có thông tin xử phạt vi phạm hành chính của vụ việc nổi cộm này.

Dư luận cho rằng vùng đất cao nguyên của tỉnh Lâm Đồng từ xa xưa do đất rộng, người thưa nên việc đo đạc, quản lý và sử dụng đất có lỏng lẻo nên việc đất đai bị chồng lấn, thiếu hụt hoặc dư thừa cho mỗi thửa đất có thể xảy ra.

Tuy nhiên, hai vụ việc nêu trên cho thấy người dân được cấp GCN QSDĐ đầy đủ, chính xác, hợp pháp, ngay tình và họ hoàn toàn được quyền bảo hộ hợp pháp của pháp luật. Nhưng trớ trêu thay ở đây dường như cái sai, cái không phổ biến, cái tiêu cực lại nghiễm nhiên tồn tại một cách “vững bền”?!

Và đó là lời giải cho công lý ở nơi miền sơn cước này giúp cho người dân vững niềm tin vào  các cấp chính quyền, mang lại trật tự quản lý đất đai cho Nhà nước mà UBND huyện Lâm Hà và tỉnh Lâm Đồng cần sớm giải quyết.

                                                                                          

Cùng chuyên mục

Vụ tranh chấp thừa kế tại xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc: Cần làm rõ việc khai nhận di sản thừa kế và trình tự khai nhận sang tên di sản
Diện tích 338m2 nằm trên thửa đất số 305, Tờ bản đồ địa chính số 4 tại thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc là của cha ông để lại cho cụ Tô Văn Tích sử dụng khi cụ chưa lấy vợ là cụ Nguyễn Thị Lịnh. Năm 1947, cụ Lịnh chết, cụ Tích lấy vợ hai là cụ Lê Thị Dốn. Đến năm 1971, cụ Tích chết, năm 1997, cụ Dốn chết. Khi chết cụ Tích, cụ Lịnh và cụ Dốn không để lại di chúc.
Hợp đồng giả cách và cảnh báo người dân cần biết
Do thiếu những hiểu biết cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhiều người dân lỡ ký hợp đồng giả cách đã gặp những rắc rối phát sinh khi xảy ra tranh chấp, dẫn đến rủi ro mất tài sản.
Công ty Matexim Hải Phòng - Animex: Cần bảo đảm lợi ích hợp pháp của người cao tuổi khi thực hiện dự án
Bà con Nhân dân (phần lớn là người cao tuổi) sống ở khu tập thể 7B (nay là số 20) đường Trần Phú có “Đơn kêu cứu” về việc 16 hộ gia đình đang quản lí, sử dụng nhà đất hợp pháp từ những năm 1988 đến nay. Tuy nhiên, ngày 10/8/2023, Công ty Matexim Hải Phòng - Animex tổ chức ngăn rào chắn tôn cản trở cuộc sống và sinh hoạt của người dân…

Tin mới