Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 28/11/2020 04:26 (GMT+7)

Người dân được sử dụng loại pháo hoa nào trong các dịp lễ, tết, sinh nhật?

Nghị định 137 cho phép người dân sử dụng pháo hoa KHÔNG gây ra tiếng nổ. Các loại pháo phát ra tiếng nổ chỉ được sử dụng bởi các cơ quan có thẩm quyền.

Ngày 27/11, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo. Trong đó, quy định rõ 2 trường hợp được sử dụng pháo hoa và pháo hoa nổ.

Pháo hoa

Đối với pháo hoa, đây được định nghĩa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, KHÔNG gây ra tiếng nổ.

Pháo hoa không gây ra tiếng nổ sẽ được sử dụng trong các dịp lễ, Tết, sinh nhật.

Pháo hoa sẽ được phép sử dụng trong các trường hợp: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Như vậy, trong các dịp lễ, tết, sinh nhật, người dân chỉ được sử dụng loại pháo hoa, chứ KHÔNG được sử dụng pháo hoa nổ.

Pháo hoa nổ là gì?

Theo Nghị định 137, pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. 

Loại pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.

Pháo hoa nổ sẽ chỉ được bắn trong 8 trường hợp cụ thể:

1. Tết nguyên đán, bắn vào thời điểm giao thừa tại các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Giỗ tổ Hùng Vương, bắn vào 21 giờ ngày 9/3 âm lịch tại khu vực Đền Hùng.

3. Ngày Quốc khánh, bắn vào 21 giờ ngày 2/9 dương lịch tại các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế.

4. Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, bắn vào 21 giờ ngày 7/5 dương lịch tại thành phố Điện Biên Phủ.

5. Ngày Chiến Thắng, bắn vào 21 giờ ngày 30/4 dương lịch tại Thủ đô Hà Nội và TPHCM.

6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bắn vào 21 giờ.

7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.

8. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Như vậy, pháo nổ và pháo hoa nổ sẽ được sử dụng bởi các cơ quan có thẩm quyền trong các dịp cụ thể, người dân tuyệt đối không được sử dụng pháo hoa nổ.

Người dân tuyệt đối không sử dụng pháo nổ...
...và pháo hoa nổ trong bất kỳ dịp nào.

Cùng chuyên mục

Chính phủ đề xuất giảm tiếp 2% VAT đến hết năm 2024
Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tin mới