Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 18/08/2021 09:05 (GMT+7)

Quá thời hạn tiêm mũi 2 có giảm hiệu quả của vaccine COVID-19?

Trong trường hợp tiêm mũi 2 chậm hơn khuyến cáo cũng sẽ không ảnh hưởng hiệu lực của vaccine.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hầu hết vaccine ngừa COVID-19 đều tiêm 2 liều (khoảng cách giữa 2 liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Cụ thể:

Vaccine AstraZeneca: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa hai mũi là từ 8 - 12 tuần.

Vaccine Sputnik V: Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 1 cách mũi 2 là 3 tuần.

Vaccine Comirnaty của hãng Pfizer: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 3 tuần (21 ngày).

Vaccine Vero Cell: Mũi 1 cách mũi 2 là 3 - 4 tuần.

Vaccine Moderna: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 28 ngày, hiện tại nhà sản xuất khuyến cáo mỗi người tiêm tối đa 2 mũi.

Mặc dù đã có hướng dẫn của nhà sản xuất nhưng trước tình trạng khan hiếm vaccine, nhiều người đã tiêm mũi 1 nhưng quá thời hạn vẫn chưa được tiêm mũi 2.

Quá thời hạn tiêm mũi 2 có giảm hiệu quả của vaccine COVID-19?
Vaccine AstraZeneca. Ảnh minh họa

Từ đó, nhiều câu hỏi được đặt ra rằng, trong trường hợp này thì có phải tiêm lại mũi 1 hay không? Việc tiêm mũi 2 không đúng khoảng cách thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất liệu có ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của vaccine hay không?

Giải đáp những thắc mắc trên, PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia - cho biết trên Lao Động, trong trường hợp thời gian tiêm chậm hơn 12 tuần thì người tiêm cũng không phải tiêm lại từ đầu, vì sẽ không ảnh hưởng hiệu lực của vaccine. Đến nay, chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu.

Về vấn đề tác dụng của vaccine COVID-19 có còn hiệu quả khi đã quá thời hạn tiêm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, PGS Hồng cho biết, kể cả khi mũi 2 của AstraZeneca được tiêm chậm hơn 12 tuần cũng sẽ không ảnh hưởng hiệu lực của vaccine. Đến nay, chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu.

PGS.TS Hồng khuyến cáo, trong trường hợp bị tiêm chậm mũi 2, các cá nhân, đơn vị cần khẩn trương làm liên hệ, làm công văn đề nghị tiêm mũi 2 gửi đến các đơn vị đã thực hiện tiêm mũi 1 trước đó để nhanh chóng thực hiện tiêm mũi 2. Đơn vị tiêm chủng cần cố gắng sắp xếp thời gian tiêm sớm nhất cho những trường hợp này.

Quá thời hạn tiêm mũi 2 có giảm hiệu quả của vaccine COVID-19?
Điểm tiêm chủng cộng đồng tại Nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng, quận 11, TP.HCM. Ảnh: Độc Lập/ Thanh Niên

Cũng liên quan thắc mắc trên, ThS. Bác sĩ Nguyễn Hiền Minh - Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - lý giải trên VnExpress, một nghiên cứu chuyên sâu thực hiện tại Anh về khoảng cách giữa 2 mũi của vaccine Pfizer đã tạo ra đáp ứng miễn dịch tạo kháng thể và đáp ứng của tế bào lympho T. Đây là tế bào rất quan trọng đối với trí nhớ miễn dịch dài hạn và giúp tạo ra kháng thể.

Nghiên cứu được thực hiện trên hơn 500 nhân viên y tế, đánh giá mức độ kháng thể và lượng tế bào T sau hai liều vaccine Pfizer với khoảng cách thời gian giữa 2 mũi ngắn (3 - 4 tuần, trung bình 24 ngày) và dài (6 - 14 tuần, trung bình 70 ngày).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với nhóm có khoảng cách tiêm dài, nồng độ kháng thể giảm đáng kể giữa liều đầu tiên và liều thứ 2. Đặc biệt, nồng độ kháng thể trung hòa chống lại biến thể Delta tạo ra kém hơn sau khi dùng một liều duy nhất và không được duy trì trong khoảng thời gian trước liều thứ hai.

Tuy nhiên, tế bào T được duy trì tốt giữa liều đầu tiên và liều thứ 2. Sau 2 liều vaccine, nồng độ kháng thể trung hòa cao gấp đôi. Khoảng thời gian tiêm 2 mũi vaccine dài hơn dẫn đến mức kháng thể trung hòa cao hơn sau liều thứ 2, giúp cơ thể chống lại biến thể Delta và các biến thể khác.

Bác sĩ Minh cũng cho biết: "Bất kể lịch tiêm vaccine như thế nào, nghiên cứu cho thấy mức độ kháng thể và tế bào T thay đổi đáng kể ở mỗi cá nhân. Kết quả còn phụ thuộc vào di truyền, tình trạng sức khỏe cơ bản và quá khứ từng tiếp xúc với COVID-19 và các loại virus khác hay không".

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế tiếp tục cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành hơn 1.000 loại thuốc
Cục Quản lý Dược vừa có quyết định ban hành danh mục 881 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, bao gồm 595 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm và 285 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 3 năm.
Các mức độ men gan tăng cao cần biết
Men gan tăng cao thường là dấu hiệu của tổn thương tế bào gan, có thể xảy ra với nhiều bệnh lí có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Vậy các mức độ men gan tăng nguy hiểm như thế nào?...

Tin mới

Một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT hưởng quyền lợi thế nào?
Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014, thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).
Bắc Bộ nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiều nơi trên 41 độ C
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội tiếp tục trạng thái ngày nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C; đêm không mưa. Trung Bộ và Nam Bộ ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Bình Thuận: Khởi tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh và 11 bị can là cựu lãnh đạo các sở, ngành
Căn cứ kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án KĐT du lịch biển Phan Thiết do Công ty cổ phần Rạng Đông làm chủ đầu tư, mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng hình sự đối với 12 trường hợp về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.