Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 03/03/2020 01:59 (GMT+7)

Sóc Trăng: Cần xem lại bản án dân sự của TAND tỉnh Sóc Trăng?

Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà UBND tỉnh Sóc Trăng cấp cho Tịnh Xá Ngọc Khánh vào năm 2002 với quyền sử dụng 8792,8m2 nằm trong 22.000m2 đất, có nguồn gốc đầu tiên của ông Trần Văn Vàng.

Tịnh Xá Ngọc Khánh

Theo đơn phản ánh của bà Nguyễn Thị Gẫm, Pháp danh: Ni sư Thích Nữ Hiệp Liên, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Khánh tọa lạc tại số 112, đường Trần Hưng Đạo, khóm 2, phường 2, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng: “Nhà chùa sử dụng đất ổn định lâu dài từ thời Pháp thuộc, nay đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, qua 8 đời Trụ trì, được UBND tỉnh Sóc Trăng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đến nay 18 năm, qua bao nhiêu biến cố đổi thay, khu đất nhà Chùa sử dụng nay trở thành đất vàng thì xuất hiện tranh chấp và Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng thụ lý vụ án hành chính xét xử sơ thẩm đối với UBND tỉnh Sóc Trăng, buộc UBND tỉnh Sóc Trăng thua kiện để hủy GCNQSDĐ, trong khi Thanh tra tỉnh Sóc Trăng đã ra kết luận về quá trình cấp GCNQSD Đ là đúng pháp luât.”

Theo nhà Chùa: “Chúng tôi chỉ là người có quyền lợi liên quan, chứ không phải là bị đơn trong vụ án này. Tuy nhiên, UBND tỉnh bị thua trong vụ kiện hành chính, buộc phải hủy GCNQSDĐ đã cấp cho nhà Chùa cách đây 18 năm thì chúng tôi thấy quyền lợi bị đe dọa, điều khó hiểu là tại sao UBND tỉnh Sóc Trăng không bảo vệ quan điểm của mình, không kháng án trong khi kết luận Thanh tra về điều kiện, quá trình cấp GCNQSDĐ cho nhà chùa là đúng quy định pháp luật.”

Về nguồn gốc sử dụng đất

Cũng theo bà Gẫm, về nguồn gốc đất Tịnh xá Ngọc Khánh (đất nhà Chùa đang sử dụng): Vào khoảng năm 1930 cụ ông Trần Văn Vàng có sử dụng 22.000m2, tại thửa đất số 53, tờ bản đồ số 56 tọa lạc tại 114 Trần Hưng Đạo, khóm 2, phường 2, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng ông Vàng có để lại mảnh đất cho con gái là bà Trần Thị Niệm quản lý sử dụng, khi bà Niệm ở với ông Nguyễn Văn Quan sinh được 3 người con. Đến năm 1932, bà Niệm cùng 3 người con bị chết do đắm tàu, ông Quan lấy vợ mới là bà Tiết Thị Lang sinh được 7 người con, sau này còn sống 3 người gồm: Nguyễn Tiết Hiệp, ông Nguyễn Tiết Hồng và ông Nguyễn Tiết Hải ( hai ông này định cư ở Pháp), năm 1953 ông Quan ( bố ông Hồng) phát tâm cúng dường Tịnh xá Ngọc Khánh 10.000m2 để xây Chánh Điện ,nhà Ni chúng, nhà thờ Cửu Huyền…( cúng đất xây chùa nhưng không viết giấy) đến năm 1973 khi ông Quan viết giấy ủy quyền đặc biệt cho em gái mình là bà Nguyễn Thị Vỏ để quản lý sử dụng, cùng thời điểm đó bà Vỏ viết giấy Ưng Thuận đồng ý cho Tịnh Xá Ngọc Khánh sử dụng, lúc này ông Quan vẫn còn sống không có phản đối gì, sau này ông Quan chết thì con ông Quan quay về tranh chấp, trong khi Tịnh Xá Ngọc Khánh là cơ sở thờ tự tôn giáo, thuộc tài sản của Giáo hội Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đã được nhà nước công nhận.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà UBND tỉnh Sóc Trăng cấp cho Tịnh Xá Ngọc Khánh

Tìm hiểu rõ vụ việc, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam được biết: Khu Tịnh xá Ngọc Khánh diện tích sử dụng đất khoảng 10.000m2, đến nay hơn nửa thế kỷ được xây dựng khang trang, có diện tích xây dựng trong khuôn viên gần 1000 m2 và 7000m2 đất trồng cây lâu năm, chưa kể khoảng hơn 1000m2 đất nghĩa địa với gần 30 ngôi mộ. Đây là hiện trạng quá trình sử dụng đất tại Khu Tịnh Xá Ngọc Khánh. Còn theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà UBND tỉnh Sóc Trăng cấp cho Tịnh Xá Ngọc Khánh vào năm 2002 với quyền sử dụng 8792,8m2 nằm trong 22.000m2 đất, có nguồn gốc đầu tiên của ông Trần Văn Vàng.

Ngày 24 tháng 06 năm 2016, Thanh tra tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành thẩm tra lại quá trình cấp GCNQSDĐ cho Khu Tịnh xá Ngọc Khánh và có kết luận đã khẳng định: “Việc UBND tỉnh Sóc Trăng cấp GCNQSDĐ là đúng pháp luật vì đất sử dụng ổn định, lâu dài, không tranh chấp, các hộ xung quanh đều ký giáp ranh trong đó có cả con ông Nguyễn Văn Quan….” .

Tuy nhiên, không hiểu tại sao Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng vẫn thụ lý giải quyết vụ án và tuyên hủy GCNQSDĐ của UBND tỉnh Sóc Trăng khi đó đã cấp cho Tịnh Xá Ngọc Khánh 20 năm trước đây.

Phải chăng, một trong hai cơ quan là Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng và UBND tỉnh Sóc Trăng đã có sai sót ?! Nếu UBND tỉnh Sóc Trăng cấp GCNQSDĐ cho Tịnh xá Ngọc Khánh trên cả phần đất mộ của dòng họ ông Hồng thì cũng cần phải xem xét để điều chỉnh nhưng ông Hồng phải chứng minh những ngôi mộ đó liên quan đến huyết thống nhà mình. Còn đối với Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng thụ lý vụ án có đúng đối tượng, thời hiệu không? Khi ông Nguyễn Tiết Hồng là nguyên đơn kiện UBND tỉnh Sóc Trăng để hủy GCNQSDĐ đã cấp cho Tịnh Xá Ngọc Khánh.

Thực chất ông Hồng không có mối quan hệ huyết thống với ông Trần Văn Vàng và cô con gái là bà Trần Thị Niệm, để ông Hồng khởi kiện thì phải chứng minh được bố của ông Hồng là chồng bà Niệm trước khi lấy mẹ của ông Hồng là bà Tiết Thị Lang.

Trong vụ án này, về thời hiệu khởi kiện có đảm bảo không vì thời gian đã trải qua mấy đời, hơn nữa những người có quyền lợi trực tiếp như: ông Trần Văn Vàng, bà Trần Thị Niệm, ông Nguyễn Văn Quan, bà Nguyễn Thị Vỏ …đều đã chết, lúc còn sống không thấy yêu cầu gì về quyền sử dụng đất. Khi đã chết, các thế hệ con cháu bắt đầu đi đòi đất cha ông. Đây là vụ án vô cùng phức tạp, về mặt thời gian người sử dụng đất ổn định lâu dài không tranh chấp đã kéo dài hơn nửa thế kỷ, và được nhà nước chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng vẫn được Tòa án Nhân dân tỉnh Sóc Trăng thụ Lý giải quyết.

Bản án số 13/2019 của Tòa án Nhân dân tỉnh Sóc Trăng

Cụ thể, ngày 15 - 10 – 2019, Tòa án Nhân dân tỉnh Sóc Trăng ra bản án số: 13/2019 Quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện là ông Nguyễn Tiết Hồng; Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (số vào sổ 000748QSD Đ/QĐ/UBT) do UBND tỉnh Sóc Trăng cấp cho Tịnh xá Ngọc Khánh vào ngày 27/3/2002 đối với thửa 53, tờ bản đồ số 56, diện tích 8.792,8m2, đất tọa lạc tại số 112, đường Trần Hưng Đạo TP. Sóc Trăng.

Không đồng ý với phán quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị Gẫm, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Khánh có đơn kháng cáo đến Tòa án nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh và được thụ lý chờ ngày 06 tháng 3 năm 2020 sẽ xét xử.

Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục thông tin.

https://www.moitruongvadothi.vn/phap-luat/phap-luat-moi-truong/soc-trang-can-xem-lai-ban-an-dan-su-cua-tand-tinh-soc-trang-a64912.html

Cùng chuyên mục

Cảnh giác các cuộc gọi kích hoạt 'hộ' định danh điện tử mức độ 2
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân khi làm thủ tục đăng ký, cập nhật định danh điện tử mức độ 2 thì phải đến trực tiếp trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc nơi gần nhất để làm định danh điện tử mức 2, không phải cập nhật qua số điện thoại lạ được gọi tới.
Hà Tĩnh: Giải cứu bé gái bị lừa bán ra nước ngoài
Ngày 23/4, tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng) giải cứu thành công bé gái 13 tuổi bị lừa bán ra nước ngoài.
Cha con ông Trần Quí Thanh hầu tòa
Sáng 23/4, TAND TP.HCM mở phiên sơ thẩm xét xử 3 bị cáo: Trần Quí Thanh (SN 1951), Trần Uyên Phương (SN 1981), Trần Ngọc Bích (SN 1984) cùng bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Tin mới