Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 04/09/2020 04:08 (GMT+7)

Tăng mức phạt khi bán xăng dầu qua thùng, can, chai từ 11/10

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Theo đó, quy định tăng mức phạt khi bán xăng dầu qua thùng, can, chai.

Ảnh minh họa. 

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác trừ thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang (quốc phòng, công an) thuộc địa bàn miền núi, vùng cao theo quy định của pháp luật được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép làm đại lý bán lẻ xăng dầu với quy mô, trang thiết bị phù hợp với điều kiện kinh doanh xăng dầu ở khu vực đó.

Hiện nay, theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 67/2017/NĐ-CP, mức tiền phạt với hành vi nêu trên là từ 02 – 04 triệu đồng.

Ngoài ra, hành vi vi phạm nêu trên còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đồng thời người vi phạm bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm này.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định tăng mức phạt đối với nhiều hành vi như:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không ghi hoặc không ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng theo quy định. (Theo quy định tại Nghị định 67/2017/NĐ-CP chỉ phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng)

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. (Theo quy định tại Nghị định 67/2017/NĐ-CP phạt từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng)

Đối với hành vi bán xăng dầu qua các trụ bơm xăng dầu tự động hoặc cột bơm di động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. (Tăng gấp đôi so với quy định tại Nghị định 67/2017/NĐ-CP là chỉ phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng).

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 10 năm 2020. Nghị định số 67/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Cùng chuyên mục

Một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT hưởng quyền lợi thế nào?
Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014, thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).
Thời hạn nộp chi phí tham gia đấu thầu
Đây là nội dung quy định tại Thông tư 05/2024/TT-BKHĐT ngày 19/4/2024 của Bộ KH&ĐT về quản lý và sử dụng các chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Tin mới