Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 07/04/2023 16:39 (GMT+7)

Thận 'ngã bệnh' chỉ vì một thói quen đơn giản mỗi tối

Cố thức khuya để xem phim, chơi game, lướt "tóp tóp",... và không đảm bảo được giấc ngủ sẽ dễ gây tổn thương nghiêm trọng cho thận.

Mới đây, bác sĩ chuyên khoa thận Hồng Vĩnh Tường, người Trung Quốc chỉ ra rằng, thực tế thức khuya sẽ hại thận hơn cả gan. Có rất nhiều tác hại lớn đối với thận do thức khuya gây ra.

Tăng huyết áp dẫn đến suy giảm chức năng thận

Bệnh thận do tăng huyết áp là nguyên dẫn đến việc chạy thận cực cao. Thức khuya cũng có thể dẫn đến tăng huyết áp, từ đó có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho thận.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, thức khuya sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể con người, dẫn đến sự bất thường về nội tiết tố và chất dẫn truyền thần kinh do cơ thể con người tiết ra.

Thức khuya lâu ngày sẽ dẫn đến việc tiết ra quá nhiều adrenaline và norepinephrine, dẫn đến tăng huyết áp, ảnh hưởng đến việc điều hòa huyết áp. Sự gia tăng huyết áp này có thể gây căng thẳng cho thận, dẫn đến xơ cứng cầu thận, từ đó dẫn đến tổn thương và rối loạn chức năng thận.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Thức khuya cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tiết niệu Mỹ, thức khuya trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu.

Thận 'ngã bệnh' chỉ vì một thói quen đơn giản mỗi tối Ảnh 1

Tăng hình thành sỏi thận

Sỏi thận và gút là hai căn bệnh phổ biến gây tổn thương thận, việc hình thành chúng có mối quan hệ nhất định với việc thức khuya. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tiết niệu Mỹ, thức khuya trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Nguy cơ gia tăng này có thể là do thức khuya làm tăng sản xuất axit uric, từ đó dẫn đến sự lắng đọng và kết tinh axit uric trong thận, cuối cùng hình thành sỏi thận.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Tạp chí quốc tế về bệnh tiểu đường" cho thấy, một người bình thường thức khuya trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Sự gia tăng nguy cơ này chủ yếu là do thời gian ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ giảm sẽ làm tăng hoạt động của thần kinh giao cảm, tăng tiết adrenaline khiến dung nạp kém và tăng đề kháng insulin, ảnh hưởng đến quá trình điều hòa đường huyết ở cơ thể và làm tăng lượng đường trong máu, cuối cùng dẫn đến sự khởi đầu của bệnh tiểu đường.

Về vấn đề này, theo bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, tốt nhất phải thiết lập cho bản thân kế hoạch ngủ đúng cách và lành mạnh. Cụ thể, Đi ngủ trước 11 giờ và ngủ đủ 6-8 tiếng.

Khi chuẩn bị đi ngủ nên ngừng xem phim truyền hình và vuốt điện thoại.

Ngoài việc tắt hết đèn đen vào ban đêm, không được mang điện thoại di động, máy tính xách tay vào phòng ngủ, sử dụng điện thoại di động, máy tính xách tay khi nằm trên giường sẽ khiến ánh sáng xanh ức chế trực tiếp quá trình tiết melatonin của chúng ta và làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ ban đêm.

Nếu ngủ ngáy, khó thở, tiểu đêm nhiều… làm rối loạn giấc ngủ thì phải tích cực khắc phục.

Không nên tập thể dục, uống các loại trà gây kích thích và ăn khuya trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.