Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 06/12/2019 07:41 (GMT+7)

Thanh Mỹ - Sơn Tây: Đi ngược chủ trương chính phủ về đầu tư công?

Dự án xây dựng trụ sở Nhà hội trường xã Thanh Mỹ do UBND xã Thanh Mỹ làm chủ đầu tư đang đi vào giai đoạn hoàn thiện, nhưng bạn đọc phản ánh là công trình được xây phần lớn là gạch đỏ, không phải loại gạch được phê duyệt trong hồ sơ thiết kế.

Theo Thông tư của Bộ xây dựng khuyến khích các công trình đầu tư công trên địa bàn cả nước thực hiện gạch không nung để giảm tải ô nhiễm môi trường. Đặc biệt Thành phố Hà Nội quy định gần như 100% vật liệu xây dựng tại các công trình công phải được thực hiện bằng gạch không nung. Trong các trường hợp cụ thể nếu nhà thầu xin thay đổi biện pháp thi công thì phải nêu lý do và được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý và chỉ được thay đổi vật liệu tương tự không quá 10%.

Công trình nhà hội trường Trung tâm xã Thanh Mỹ xây gạch đỏ có đúng với quy định?

Thế nhưng không hiểu sao tại dự án nhà văn hóa trung tâm xã Thanh Mỹ do UBND xã làm chủ đầu tư lại được xây dựng phần lớn là gạch đỏ.

Để tháo gỡ những thắc mắc mà bạn đọc phản ánh, chúng tôi đã có mặt tại địa chỉ mà người dân phản ánh. Theo quan sát của phóng viên, công trình nằm cạnh UBND xã đang đi vào hoàn thiện gian đoạn cuối. Gần như các bức tường phía trước, sau của tòa nhà được xây bằng gạch đỏ, phía còn lại đã được đơn vị thi công đã chát kín lên không thể quan sát được.

Ngay sau đó, phóng viên đã liên hệ gặp ông Toàn – Chủ tịch UBND xã Thanh Mỹ để thông tin sự việc. Tuy nhiên, tại phòng làm việc, ông Toàn lấy lý do PV đến đột xuất nên hẹn vào buổi khác sẽ cung cấp hồ sơ phê duyệt dự án cho phóng viên. Tuy nhiên sau nhiều ngày phóng viên liên hệ lại nhưng ông chủ tịch không giữ lời hứa như đã nói với phóng viên. Rất nhiều lần gọi điện và nhắn tin xin gặp nhưng ông không bắt máy.

Cực chẳng đã, phóng viên liên hệ với lãnh đạo UBND thị xã Sơn Tây mong muốn được gặp ông mấy phút để làm rõ những nội dung trên và lý do vì sao ông Chủ tịch xã Thanh Mỹ không bắt máy và cung cấp thông tin cho báo theo quy định. Nhưng rất tiếc ông Chủ tịch thị xã nhắn tin cho biết: “Mai mình họp HĐND thành phố”.

Trao đổi qua điện thoại với ông Đạt – trưởng phòng Quản lý đô thị thị xã Sơn Tây, ông cho biết: Việc chủ đầu tư tự ý xây gạch đỏ là không đúng. Phòng khẳng định công trình đó được các cấp phê duyệt thẩm định là xây dựng bằng gạch không nung. Sau đó ông hướng dẫn phóng viên liên hệ làm việc với chủ đầu tư là UBND xã Thanh Mỹ để làm việc cụ thể hơn. Vậy là những thông tin mà bạn đọc phản ánh là hoàn toàn có căn cứ, tuy nhiên để tiếp cận được hồ sơ cũng như thông tin chính thống thì gần như không nhận được sự hợp tác của chủ đầu tư.

Theo như tìm hiểu, khi thay đổi bất cứ loại vật liệu xây dựng chủ đầu tư phải xin điều chỉnh, nếu được các cấp có thẩm quyền chấp thuận thì chủ đầu tư mới được phép thực hiện. Nếu không xin được điều chỉnh mà chủ đầu tư tự ý thực hiện, không làm đúng như các thiết kế được phê duyệt thì phải đặt câu hỏi? Tại sao tư vấn giám sát lại để xảy ra tình trạng như vậy? Trách nhiệm của các bên liên quan cần phải được làm rõ. Ai sẽ ký nghiệm thu khi biết đó là việc thay đổi tùy tiện khi chưa được các cấp phê duyệt điều chỉnh?

Việc đầu tư một dự án công nhà thầu tự ý thay đổi vật liệu xây dựng từ gạch không nung sang gạch nung cả một thời gian dài và xây gần như toàn bộ công trình cho đến khi hoàn thiện thì phải đặt câu hỏi. Dư luận không khỏi hoài nghi về năng lực quản lý của chủ đầu tư, bởi một công trình lớn chứ  đâu phải cái kim mà không hề hay biết? Liệu có uẩn khúc gì bên trong? Chủ đầu tư liệu có mất thời gian, công sức tiền bạc đi xin điều chỉnh hay phải đập bỏ những bức tường kia không, nếu phải đập bỏ thì cũng thật là lãng phí biết bao? Còn nếu để nguyên thì liệu khi nghiệm thu công trình, liệu có ai dám đặt bút kí những vào những biên bản bàn giao nghiệm thu trên? Cách quản lý mang tính chủ quan vẫn tồn tại đâu đó.

Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ, lý do tại sao chủ đầu tư lại tự thay đổi vật liệu xây dựng để thay vào loại vật liệu không có trong thiết kế.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc

Cùng chuyên mục

Vụ tranh chấp thừa kế tại xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc: Cần làm rõ việc khai nhận di sản thừa kế và trình tự khai nhận sang tên di sản
Diện tích 338m2 nằm trên thửa đất số 305, Tờ bản đồ địa chính số 4 tại thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc là của cha ông để lại cho cụ Tô Văn Tích sử dụng khi cụ chưa lấy vợ là cụ Nguyễn Thị Lịnh. Năm 1947, cụ Lịnh chết, cụ Tích lấy vợ hai là cụ Lê Thị Dốn. Đến năm 1971, cụ Tích chết, năm 1997, cụ Dốn chết. Khi chết cụ Tích, cụ Lịnh và cụ Dốn không để lại di chúc.
Hợp đồng giả cách và cảnh báo người dân cần biết
Do thiếu những hiểu biết cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhiều người dân lỡ ký hợp đồng giả cách đã gặp những rắc rối phát sinh khi xảy ra tranh chấp, dẫn đến rủi ro mất tài sản.
Công ty Matexim Hải Phòng - Animex: Cần bảo đảm lợi ích hợp pháp của người cao tuổi khi thực hiện dự án
Bà con Nhân dân (phần lớn là người cao tuổi) sống ở khu tập thể 7B (nay là số 20) đường Trần Phú có “Đơn kêu cứu” về việc 16 hộ gia đình đang quản lí, sử dụng nhà đất hợp pháp từ những năm 1988 đến nay. Tuy nhiên, ngày 10/8/2023, Công ty Matexim Hải Phòng - Animex tổ chức ngăn rào chắn tôn cản trở cuộc sống và sinh hoạt của người dân…

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.