Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 14/12/2020 00:29 (GMT+7)

Thịt là một "sát thủ thầm lặng" bởi nạp quá nhiều khiến nồng độ cholesterol tăng mạnh dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và cuối cùng là đột quỵ

Thịt động vật là thực phẩm quan trọng trong các bữa cơm của hầu hết gia đình bởi đó là nguồn nguồn cung cấp protein, vitamin, khoáng chất dồi dào để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, tiêu thụ một lượng thịt quá nhiều cũng kéo theo nhiều nguy cơ sức khỏe.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta giảm lượng thịt tiêu thụ một cách đáng kể? Dưới đây là những thay đổi kỳ diệu sẽ xảy ra với cơ thể của bạn nếu giảm tiêu thụ thịt một cách thông minh.  

Giảm cân

Chế độ ăn hạn chế thịt sẽ tốt cho vòng eo của bạn. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Neal Barnard tại trường Đại học George Washington, một người bình thường khi chuyển sang chế độ ăn kiêng thịt có thể giảm khoảng 4,5kg trong vòng hơn 40 tuần. Bên cạnh đó, họ không cần phải đo đếm lượng calo và lên chương trình tập luyện giảm cân.  Giảm lượng thịt và tăng lượng rau xanh, đây là cách đối phó với mọi thứ một cách hoàn hảo.

Tăng lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, vi khuẩn đường ruột của những người ăn chay nhiều hơn những người ăn thịt.  Chế độ ăn tăng lượng rau xanh giảm lượng thịt sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi, ngăn ngừa chứng rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều rau ban đầu sẽ khiến bạn cảm thấy hơi chướng bụng vì ruột và tuyến tuỵ cũng cần phải có thời gian để thích nghi. Hạn chế thịt trong chế độ ăn hàng ngày đúng cách sẽ thực sự tốt cho hệ tiêu hóa của bạn đấy.

Da đẹp hơn

Người ăn ít thịt sẽ có làn da cải thiện hơn nhiều. Các vấn đề về mụn trứng cá, mụn đầu đen... đều sẽ nhanh chóng biến mất. Vì vậy, thay vì ăn nhiều thịt, chúng ta ăn rau củ, trái cây nhiều sẽ giúp cơ thể thải độc hiểu quả, da dẻ sáng mịn, tươi trẻ lâu hơn.

Năng động hơn

Một trong những điều tích cực quan trọng nhất mà nhiều người nhận ra sau khi giảm lượng thịt là ít thấy cảm giác mệt mỏi hơn trong suốt cả ngày. Chế độ ăn kiêng sẽ giúp bạn không chỉ tống khứ cân nặng dư thừa, đào thải độc tố mà còn cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Tất nhiên bạn cần biết tính toán hợp lý để không bị mất cân bằng dinh dưỡng.

Giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Đã từ lâu các nhà nghiên cứu khoa học đã đề cập đến mối tương quan giữa thịt đỏ và bệnh tim mạch, các carnitine trong thịt đỏ sẽ kích hoạt phản ứng hóa học, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến trái tim khỏe mạnh của chúng ta. Có thể nói thịt là một "sát thủ thầm lặng", bởi khi ăn nhiều thịt nồng độ cholesterol trong máu sẽ tăng mạnh và đây là nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Do đó, hội tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng việc ăn chay hoặc giảm tối đa tiêu thụ thịt có thể phòng ngừa 90 – 97% các bệnh về tim mạch.

Người ăn chay có nguy cơ thấp bị cao huyết áp, tiểu đường, ung thư đại trực tràng và dạ dày hơn.

Giảm 1/3 mức độ cholesterol trong máu

Thịt chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa do vậy làm tăng mức độ cholesterol trong máu. Mức cholesterol xấu trong máu sẽ giảm khi bạn ngừng ăn thịt hiệu quả tương đương với việc dùng thuốc giảm cholesterol. Nhưng tự điều chỉnh chế độ ăn sẽ không gây ra bất cứ một phản ứng phụ nào và bạn sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. Những người bị chứng xơ vữa động mạch được khuyến khích sử dụng chế độ ăn kiêng thịt.

Tăng hoạt động của gen "tốt"

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng điều kiện môi trường ảnh hưởng đến hoạt của các gen trong cơ thể. Có 2 loại gen: gen "tốt" và "xấu". Nếu lối sống của bạn không lành mạnh, gen "xấu" sẽ bắt đầu làm việc nhanh hơn, gây ra những bệnh mãn tính và béo phì. Nếu bạn có một lối sống lành mạnh, sự thay đổi của các gen sẽ thay đổi. Đó là sự thay đổi từ việc ăn thịt đến một chế độ ăn uống tăng lượng rau làm chuyển đổi gen "tốt".

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc thêm gần 400 loại
Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc. Theo đó, trong đợt gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc mới nhất này, Cục Quản lý Dược đã gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân, cơ sở khám chữa bệnh...
Dấu hiệu nhận biết viêm gan C
Viêm gan C là một bệnh lây truyền qua đường máu. Viêm gan C nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…

Tin mới