Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 29/12/2022 09:45 (GMT+7)

TP. HCM đề xuất cấm xe khách giường nằm vào nội đô từ ngày 10/01/2023

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP. Hồ Chí Minh đề xuất phương án cấm ô tô khách giường nằm lưu thông vào nội đô từ 06-22h, áp dụng từ ngày 10/01/2023. Trước đó, Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh đề xuất thực hiện từ 15/12/2022 nhưng chưa thực hiện được.

Theo đó, Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh vừa kiến nghị UBND TP. Hồ Chí Minh chấp thuận giao đơn vị ban hành thông báo áp dụng cấm xe khách giường nằm vào nội đô từ ngày 10/01/2023.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Trước đó, Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh trình UBND thành phố xem xét phương án cấm xe khách giường nằm vào nội đô từ 15/12. Sau khi xem xét, lãnh đạo UBND thành phố chỉ đạo Sở GTVT rà soát lại pháp lý để xây dựng dự thảo, gửi Sở Tư pháp và các sở ngành có ý kiến.

Sở GTVT đã cập nhật, lấy ý kiến Sở Tư pháp và hoàn thiện dự thảo trình UBND thành phố xem xét lại.

Theo dự thảo mới, Sở GTVT cập nhật vành đai cấm xe khách giường nằm lưu thông vào khu vực nội đô thành phố được giới hạn bởi các tuyến đường: Quốc lộ 1 - đường Nguyễn Văn Linh - đường Võ Chí Công - đường Nguyễn Thị Định - đường Đồng Văn Cống - đường Mai Chí Thọ - Xa lộ Hà Nội - Quốc lộ 1. Thời gian cấm lưu thông: Từ 06h đến 22h hàng ngày.

Thành phố cho phép tổ chức cho xe ô tô khách giường nằm lưu thông vào bến xe Miền Tây và bến xe Miền Đông.

Đối với hành lang ra vào bến xe Miền Tây, sẽ có lộ trình: Quốc lộ 1 - đường Kinh Dương Vương - Bến xe Miền Tây và ngược lại.

Hành lang ra vào bến xe Miền Đông: Quốc lộ 1 - Quốc lộ 13 - đường Đinh Bộ Lĩnh - Bến xe Miền Đông - Quốc lộ 13 - Quốc lộ 1.

Hiện, TP. Hồ Chí Minh có 05 bến xe khách liên tỉnh với 767 tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đi và đến 57 tỉnh, thành. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh có 58 đơn vị vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh với 1.579 phương tiện; 1.351 đơn vị vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch với 90.835 phương tiện. Theo thống kê của Sở GTVT, tại thành phố tồn tại thường xuyên 76 vị trí xe đón, trả khách không đúng nơi quy định, thu hút lượng lớn xe chạy tuyến cố định lưu thông vào trung tâm thành phố. Do đó, việc tổ chức cấm xe khách vào nội đô nhằm kéo giảm tình trạng "xe dù, bến cóc", đồng thời để kéo giảm nguy cơ ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. 

Cùng chuyên mục

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?