Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 17/03/2020 14:30 (GMT+7)

TP.HCM: Nam thanh niên 17 tuổi suýt chết vì nuốt mũi kim trong phòng khám nha khoa

Mũi kim sắc nhọn dài 4cm mà nam thanh niên nuốt phải trong phòng khám nha khoa suýt cướp mạng sống của nạn nhân.

Ngày 17/3. Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD) cho biết, nơi đây vừa tiếp nhận một trường hợp cấp cứu bệnh nhân nuốt dị vật khi đang điều trị tại phòng khám nha khoa.

AnhT.Q.B. (17 tuổi, ngụ tại TP.HCM) nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, không đau bụng, không sốt.

Ngay khi tiếp nhận, người bệnh được hỏi kỹ bệnh sử và thời gian nuốt dị vật. Bác sĩ tại khoa Cấp cứu nhanh chóng thăm dò dị vật đã gây biến chứng hay chưa.

Quá trình nội soi lấy dị vật.

Ngay sau đó, người bệnh được thực hiện các xét nghiệm cần thiết để dự phòng tình huống có thể phẫu thuật lấy dị vật và chụp CT-Scan vùng bụng để xác định vị trí.

Kết quả ghi nhận dị vật kim loại nằm trong dạ dày. Người bệnh được chỉ định soi dạ dày khẩn.

Các bác sĩ thực hiện nội soi cấp cứu lần 1 để gắp dị vật nhưng dạ dày còn nhiều thức ăn khiến việc tìm kiếm bị hạn chế.

Sau đó, B. được thực hiện nội soi gây mê, tuy nhiên thức ăn đặc khiến quá trình bơm rửa rất khó khăn.

Bác sĩ nội soi đã sử dụng hệ thống bơm rửa áp lực cao để hút rửa sạch khối thức ăn trong dạ dày và phát hiện mũi kim nằm lâu dưới khối thức ăn.

Dị vật khi lấy ra có đầu sắc nhọn như kim tiêm, dài khoảng 4cm. May mắn là dị vật chưa đâm thủng thành dạ dày. Sau can thiệp, người bệnh được xuất viện ngay ngày hôm sau trong tình trạng hồi phục hoàn toàn và không tai biến - biến chứng sau thủ thuật.

Dị vật là mũi kim nhọn được lấy ra.

Theo các bác sĩ, quá trình gắp dị vật khá khó khăn vì hình dáng dị vật khó cầm nắm. Đồng thời các bác sĩ phải sử dụng mũ chụp đặc biệt bao quanh đầu ống soi để có thể gắp dị vật an toàn.

Mũ chụp chuyên dụng được khuyến cáo sử dụng thường quy khi lấy các dị vật sắc nhọn qua nội soi nhằm đảm bảo dị vật không không gây tổn thương các cơ quan lân cận.

ThS.BS Phạm Công Khánh, Phó Trưởng Khoa Nội soi của BV nhận định, nhờ vào việc cấp cứu kịp thời mà dị vật chưa gây ra các tổn thương nặng nề (như thủng hay chảy máu) và chưa di chuyển xuống ruột non.

Bác sĩ khuyến cáo dị vật đường tiêu hóa là tình trạng tương đối phổ biến.

Hầu hết các trường hợp dị vật sẽ đi ra ngoài qua ngả hậu môn mà không gây biến chứng.

Tuy nhiên, nếu người bệnh bệnh nuốt dị vật sắc nhọn như xương cá, xương động vật khác, vỉ thuốc… thì cần đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Bộ Y tế tiếp tục cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành hơn 1.000 loại thuốc
Cục Quản lý Dược vừa có quyết định ban hành danh mục 881 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, bao gồm 595 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm và 285 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 3 năm.
Các mức độ men gan tăng cao cần biết
Men gan tăng cao thường là dấu hiệu của tổn thương tế bào gan, có thể xảy ra với nhiều bệnh lí có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Vậy các mức độ men gan tăng nguy hiểm như thế nào?...

Tin mới

Những đơn vị tiếp nhận xử lý thông tin về vi phạm giao thông
Thời gian qua, một số trường hợp người dân cung cấp thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm trên mạng xã hội đã được CSGT ghi nhận, xác minh, xử lý. Vậy, lực lượng Công an có đầu mối tiếp nhận các loại thông tin này để người dân cung cấp trực tiếp không? Hướng dẫn cụ thể thế nào?