Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 03/03/2021 04:15 (GMT+7)

Con riêng có được hưởng thừa kế của cha dượng hay không?

Khi bố dượng qua đời thì con riêng có được hưởng thừa kế như con đẻ hay không, căn cứ vào đâu nếu được chia thừa kế?

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Theo quy định của Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng thì cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình. Và con riêng thì cũng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình.

Như vậy, tuy không phải con đẻ cùng huyết thống nhưng nếu con riêng cùng chung sống với mẹ kế, cha dượng thì hai bên cũng phải có quyền và nghĩa vụ với nhau như giữa những người có cùng huyết thống.

Để xác định con riêng có được hưởng thừa kế của cha dượng, mẹ kế hay không thì cần phải chia thành 02 trường hợp. Cụ thể:

+/ Trường hợp 1: Cha dượng, mẹ kế khi mất (chết) có để lại di chúc hợp pháp. Và nếu di chúc có nội dung thể hiện người lập di chúc để lại tài sản cho con riêng thì người con riêng hoàn toàn sẽ được hưởng thừa kế.

+/ Trường hợp 2: Cha dượng, mẹ kế khi mất (chết) không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp theo quy định thì cần phải xác định.

Theo quy định của Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì con riêng không thuộc những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Như vậy, con riêng sẽ không là người có quyền thừa kế của cha dượng, mẹ kế, tuy nhiên vẫn có trường hợp con riêng được hưởng thừa kế của cha dượng, mẹ kế đó là trường hợp nếu con riêng và bố dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Cụ thể như sau:

“Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế (BLDS năm 2015)

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”

Đây là trường hợp đặc biệt, bởi trong quá trình sinh sống với nhau, con riêng và bố dượng, mẹ kế có mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, phụng dưỡng, trông nom như cha con, mẹ con với nhau, do đó, pháp luật cho phép họ được quyền hưởng thừa kế của nhau.

Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.

Luật gia: Lê Minh
Địa chỉ: Tòa nhà New Skyline KĐT Văn Quán, P.Văn Quán, Q.Hà Đông, Tp. Hà Nội.
Hotline: 0961.272.396
Email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?
Xác định tài sản riêng của vợ chồng thế nào?
Theo quy định hiện nay, muốn chứng minh tài sản riêng của vợ chồng cần dựa trên những căn cứ nào? Tài sản riêng của tôi là căn hộ vợ/chồng tôi đang ở thì tôi có được bán để xử lý việc cá nhân hay không?
Điều kiện để di chúc có hiệu lực
Di chúc là giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản của người đó có được sau khi chết. Tuy nhiên, trong thực tiễn có không ít trường hợp người lập di chúc do thiếu hiểu biết pháp luật khiến di chúc được lập không hợp pháp dẫn tới tình trạng tranh chấp, mâu thuẫn giữa những người thừa kế, gây mất tình cảm, đoàn kết.

Tin mới