Ngày 2/8, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết, trong vòng 3 tuần tính đến cuối tháng 7, số bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 ở nước này đã tăng gấp 5 lần.
Bộ Y tế cho biết, vaccine của AstraZeneca là 1 trong 14 loại vaccine ngừa Covid-19 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp (WHO vào ngày 15/2/2021, Cơ quan Dược phẩm châu Âu - EMA cấp phép sử dụng có điều kiện trên toàn châu Âu từ ngày 29/1/2021).
Từ Âu sang Á, hàng loạt nước khẩn trương ứng phó tình trạng gia tăng số ca nhiễm COVID-19 trong mùa đông này, chủ yếu do sự lây lan của biến thể phụ JN.1.
Sau phiên họp ngày 22/01/2024 với Tổ chức Y tế thế giới - WHO, Bộ Y tế đã bàn kỹ với Hội đồng Tư vấn về vaccine và tiêm chủng. Quan điểm chung cũng như hướng dẫn của WHO là có 03 nhóm cần tiêm nhắc lại vaccine ngừa Covid-19, bao gồm người từ 50 tuổi trở lên và có bệnh nền; phụ nữ mang thai và người chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 lần nào. Thời gian tiêm nhắc khuyến cáo là từ 09-12 tháng sau mũi tiêm cuối cùng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết trong tháng 12/2023 đã ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do COVID-19, số ca nhập viện tăng 42% và số ca nhập viện cấp cứu tăng 62% so với tháng 11 (báo cáo chưa đầy đủ của 50 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu và châu Mỹ).
Tiến sĩ Tan Seok Hong, chuyên gia y tế công, Bộ Y tế Malaysia, cảnh báo trong vòng 4 - 6 tuần tới, số ca mắc COVID-19 sẽ tăng nhanh, có thể lên đến 25.000 ca/tuần.
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định Hướng dẫn giám sát và phòng, chống Covid-19. Hướng dẫn này là tài liệu được áp dụng tại các cơ sở y tế dự phòng và khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc.
Theo Quyết định số 3896/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 19/10, bệnh Covid-19 chính thức chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 từ ngày 20/10. Vậy, sau ngày 20/10, người dân có được tiêm miễn phí vaccine Covid-19 không; người mắc Covid-19 có được khám, chữa bệnh miễn phí không?
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế) cho biết, khi bệnh Covid-19 được chuyển sang nhóm B, việc thanh toán chia ra nhiều trường hợp. Nếu người bệnh đến khám, điều trị từ ngày 19/10 trở về trước thì ngân sách Nhà nước vẫn chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Từ ngày 20/10 trở đi, việc khám chữa bệnh đối với người mắc Covid-19 sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo quy định bảo hiểm y tế.
Liên quan đến bệnh COVID-19, ngày 24/9, Bộ Y tế cho biết đã có Tờ trình số 1229/TTr-BYT trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây đã xác định một lọai biến thể có tên là Eris đang lây lan nhanh và cần phải theo dõi trong bối cảnh các loại virus gây bệnh Covid-19 vẫn không ngừng biến đổi và có thể quay trở lại bất kỳ lúc nào.
Người dân bị bệnh truyền nhiễm ở nhóm A vào khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế sẽ được điều trị miễn phí, nhưng khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B sẽ không được điều trị miễn phí nữa, người dân có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán theo quy định.
Hơn 2 năm từ khi triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19, các cơ sở y tế tại Đức đã thực hiện 192 triệu mũi tiêm cho người dân, trong đó có 338.857 trường hợp thông báo các tác dụng phụ.