Gửi ảnh nhạy cảm: Cần có biện pháp xử lý theo từng trường hợp cụ thể
Mới đây, dư luận xã hội không khỏi xôn xao trước việc 1 vị hiệu trưởng ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang bị điều chuyển công tác vì gửi ảnh khỏa thân của người tình vào máy của… người tình.
Tiếp nhận nguồn tin, Công an huyện Chợ Mới tiến hành điều tra làm rõ thì được biết giữa vị hiệu trưởng và người tinh có quan hệ tình cảm gần 5 năm qua, 2 người thường xuyên gặp gỡ ở nhà nghỉ, khách sạn và vị hiệu trưởng chụp ảnh lưu lại làm kỷ niệm.
Khi hai bên xảy ra mâu thuẫn nên vị hiệu trưởng quyết định chấm dứt mối quan hệ này, nhưng người tình thì lại không muốn. Vị hiệu trưởng gửi lại 3 tấm ảnh chụp lúc người tình khỏa thân nhằm mục đích để người tình không quấy rầy mình nữa.
Tuy nhiên, người tình của vị hiệu trưởng lại sử dụng 3 hình ảnh trên để tố giác vị hiệu trưởng đến cơ quan công an về “Tội làm nhục người khác”. Cơ quan công an không khởi tố vụ án vì cho rằng vị hiệu trưởng không sử dụng hình ảnh gửi cho nhiều người hoặc đưa lên mạng xã hội vào mục đích nhằm xúc phạm, làm nhục, mà chỉ gửi cho người tình của vị hiệu trưởng…
Do vụ việc xảy ra tạo nên hình ảnh không tốt đối với ngành giáo dục tại địa phương, nên Phòng Giáo dục- Đào tạo điều chuyển vị hiệu trưởng nhận công tác khác và Đảng ủy xã cũng đã thi hành kỷ luật cảnh cáo về những điều Đảng viên không được làm đối với vị hiệu trưởng.
Từ trường hợp trên có thể thấy Công an huyện Chợ Mới đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự là đúng đắn, phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi vì hành vi phạm tội chỉ được xác định khi chủ thể sử dụng hình ảnh riêng tư nhằm mục đích xúc phạm nhân phẩm, uy tín, danh dự, phát tán trên mạng xã hội và người bị sử dụng hình ảnh chứng minh được thiệt hại xảy ra theo quy định.
Đó là chưa kể đến tình tiết việc chụp ảnh đó có sự đồng ý của cả hai hay không, nếu đó là sự tự nguyện (người bị sử dụng hình ảnh không dưới 18 tuổi, nhận thức được hành vi của mình) thì việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật cũng cần được cân nhắc.