Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 27/06/2020 02:53 (GMT+7)

Từ ngày 01/7, trường hợp nào được xét nâng ngạch công chức mà không phải thi?

Từ ngày 01/7, việc nâng ngạch công chức sẽ được thực hiện thông qua 2 hình thức là thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch, thay vì chỉ có một hình thức thi nâng ngạch như hiện nay.

Luật cán bộ, công chức 2008 quy định việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thông qua thi tuyển.

Tuy nhiên, quy định này hiện đã được sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2020), cụ thể việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.

Theo quy định, từ ngày 01/7/2020, việc nâng ngạch công chức sẽ được thực hiện thông qua 02 hình thức là thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch, thay vì chỉ có một hình thức thi nâng ngạch như hiện nay.

Cụ thể, công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 45 Luật cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 có thể được xét nâng ngạch công chức trong các trường hợp sau đây:

– Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;

– Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.

Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 45 Luật cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019:
Điều 45. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức
Công chức dự thi nâng ngạch phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây
a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật này;
b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của ngạch công chức đăng ký dự thi;

Luật cán bộ, công chức 2008 quy định việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thông qua thi tuyển.

Tuy nhiên, quy định này hiện đã được sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2020), cụ thể việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.

Theo quy định, từ ngày 01/7/2020, việc nâng ngạch công chức sẽ được thực hiện thông qua 02 hình thức là thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch, thay vì chỉ có một hình thức thi nâng ngạch như hiện nay.

Cụ thể, công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 45 Luật cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 có thể được xét nâng ngạch công chức trong các trường hợp sau đây:

– Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;

– Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.

Điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức
1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển công chức phải phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm trong từng ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được người có phẩm chất, trình độ và năng lực.
2. Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng nhóm đối tượng sau đây:
a) Cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.

Cùng chuyên mục

Chưa rút BHXH mà qua đời thì có bị mất tiền đã đóng?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, người lao động đang đóng BHXH, hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất, bao gồm 02 khoản: Mai táng phí và trợ cấp tuất (trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng).

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...
Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.