Theo phản ánh của một số hộ dân ở ấp Giồng Lãnh 2, xã Tăng Hòa, Gò Công Đông, từ tháng 4/2019, khi phát hiện gia đình ông Trần Văn Du dựng hàng rào lấn chiếm lối đi công cộng… họ đã gửi đơn đến UBND xã nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Nếu tài sản của người dân bị mất do chuyên môn yếu kém của cán bộ xã trong quá trình kê biên tài sản, thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm, và sẽ phải bồi thường như thế nào?
Sau hành trình 19 năm mòn mỏi đi tìm công lý, bà Phạm Thị Lan cho rằng Thông báo 592 của Tỉnh ủy Khánh Hòa mới đây về sự việc tại khu đất “Hốc Ông Điểm” là chưa đúng bản chất sự việc.
Mặc dù UBND xã giao đất trái thẩm quyền nhưng huyện Khoái Châu vẫn cấp GCNQSDĐ cho người dân. Hơn nữa, thời điểm cấp giấy, "tòa lâu đài" trên đất này đã đi vào hoạt động 1 thời gian dài.
Những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá trên địa bàn TP. Nha Trang diễn ra nhanh chóng, cũng chính bởi đó mà tình trạng khai thác cát, đá làm VLXD cũng như đất đá san nền phục vụ cho các dự án có nhiều bất cập.
Gia đình có trại gà bị cưỡng chế ở xã Tiên Phương, Chương Mỹ lại tiếp tục gửi đơn về việc Chủ tịch xã có dấu hiệu tẩu tán tài sản không thuộc diện cưỡng chế của gia đình...
Người anh làm ăn vất vả gom tiền mua được khối tài sản nhờ người em út quản lý giùm. Không may người anh nhiều lần đột quỵ thập tử nhất sinh phải điều trị thời gian dài, khi quay về thì tất cả tài sản đã bị người em sang tên chiếm đoạt.
Nhiều năm liền, gia đình bà Mướt làm đơn đề nghị được cấp GCN QSDĐ nhưng UBND xã Quảng Hải không thụ lý giải quyết do một vài cán bộ chức năng chỉ "nghe thông tin một chiều" về việc đất này đang có tranh chấp.
Sự thoái thác trách nhiệm của các cơ liên quan đã tiếp tục đẩy một phụ nữ vào hành trình đi tìm công lý và đến nay sau 21 năm rơi vào cảnh cơ cực, biết đến bao giờ sự oan ức, thiệt hại của bà Thu mới được giải quyết?!
Ngày 15/11/2018, tại ấp Hội Tân, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh xảy ra vụ đánh nhau giữa hai nông dân vì mâu thuẫn chuyện chặt nhánh cây điều. Vụ việc khiến ông Nguyễn Văn Ni và ông Nguyễn Văn Hai đều mang thương tích.
Từ nhiều năm qua, công dân đã liên tục gửi đơn đề nghị thi hành bản án số 81/DSPT ngày 4/5/1995 của TANDTC tại TP.HCM nhưng đến nay, đã 25 năm, bản án không thể thi hành được.
Phản ánh đến báo, cụ Phạm Thị Muốn (SN 1942, ngụ A3/17, ấp 1, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết người hàng xóm kế bên là bà Trần Thị Ngọc Oanh (SN 1961, trú tại A3/15, ấp 1, xã Bình Chánh) đã lấn chiếm của gia đình bà 24m2 đất (ngang 2m, dài 12m). Bà Oanh đã ngang nhiên dựng cột sắt, mái tôn trên phần đất lấn chiếm.
Một đơn vị kinh tế tập thể có đất sản xuất bị thu hồi đang lâm vào cảnh khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh, thiếu đất đai canh tác và giải quyết việc làm cho lao động. Đơn vị đã khiếu nại kéo dài, nhưng sự việc chưa giải quyết thỏa đáng.
Chúng tôi đã đăng bài: Can Lộc, Hà Tĩnh: Chuyện chưa kể về những khu đất màu mỡ “Không cánh mà bay” và đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của số đông người dân ở xã Thanh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh.